Tại sao phải nâng cấp Cục Quản lý thị trường lên Tổng cục?

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Quản lý thị trường có tác động rất lớn không chỉ bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng mà còn có thể tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tại sao phải nâng cấp Cục Quản lý thị trường lên Tổng cục? ảnh 1Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn. (Ảnh: quochoi.gov.vn)

Trả lời tại phiên chất vấn sáng 31/10, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn đề cho lực lượng quản lý thị trường, đơn cử buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại...

Vì vậy, theo Bộ trưởng, việc phối hợp chuyên ngành quản lý, đấu tranh giữa các cơ quan, ban ngành trong lĩnh vực này cần phải được quan tâm, xem xét.

[Bộ Công Thương: Tổng cục Quản lý thị trường không làm tăng biên chế]

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng, với sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử, các lĩnh vực kinh tế, xã hội các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại đang hết sức tinh vi, với quy mô lớn đòi hỏi sự cập nhật của các cơ quan ban ngành…

Với thực tế này đòi hỏi sự cấp nhật chuyên môn, nghiệp vụ của quản lý thị trường và sự phối hợp của các địa phương liên vùng.

Trong khi đó, sự cắt khúc từ trước đến nay còn một số tồn tại, Chính phủ muốn tổ chức quản lý điều hành theo ngạch dọc. Tuy vậy, Tư lệnh ngành công thương cũng cho rằng: "Chúng ta mới chỉ thay đổi mô hình tổ chức, còn bản chất việc chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện đòi hỏi có sự phối hợp của Chính phủ, của các bộ, ngành với chính quyền địa phương."

Bộ trưởng cũng khẳng định tới đây trách nhiệm quản lý địa phương được thể hiện rất rõ và để đảm bảo yêu cầu này khắc phục những tồn tại, bất cập với mô hình chưa thể hoàn thiện được.

Theo đó, Bộ Công Thương sẽ xây dựng quy chế phối hợp công tác với chính quyền cấp ủy và chính chính quyền địa phương, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện phối hợp chặt chẽ đấu tranh chống gian lận thương mại có hiệu quả đồng thời cũng hoàn thành các nhiệm vụ mục tiêu cụ thể địa phương.

Qua một số vụ việc, đơn cử như vụ việc của Công ty Con Cưng, Bộ trưởng cũng nhận trách nhiệm của người đứng đầu ngành công thương trong việc quản lý lực lượng Quản lý thị trường, đồng thời khẳng định đã có phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để có sự chỉ đạo về mặt chuyên môn cũng như xem xét trách nhiệm trong quá trình tuân thủ pháp luật.

"Quản lý thị trường có tác động rất lớn không chỉ bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng mà còn có thể tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy hàng loạt những minh chứng thời gian qua Bộ đã có phối hợp với chính quyền địa phương để xem xét xử lý trách nhiệm các cán bộ có liên quan nhằm thực hiện đúng quy định của pháp luật," Người đứng đầu ngành công thương nói./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.