Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm nghi làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng

Kiểm tra 3 cơ sở sản xuất và kinh doanh quần áo trên địa bàn huyện Phúc Thọ, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội và Công an kinh tế đã tạm giữ nhiều sản phẩm có dầu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng.
Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm nghi làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng ảnh 1Lực lượng liên ngành kiểm tra phát hiện nhiều quần áo có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng. (Ảnh: dms.gov.vn)

Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện và tạm giữ hàng nghìn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Theo đó, ngày 6/6, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng cảnh sát kinh tế, Công an Hà Nội đồng loạt kiểm tra 3 địa điểm sản xuất, kinh doanh quần áo do bà Nguyễn Kim Hoài là chủ kinh doanh tại địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

Kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất tại Cụm 4, Tam Hiệp, Phúc Thọ, chủ doanh nghiệp không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, đoàn liên ngành đã phát hiện 4 cuộn vải thun (do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc dùng vào việc sản xuất quần áo).

[Lạng Sơn liên tiếp thu giữ hàng giả mạo các thương hiệu nổi tiếng]

Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện thêm 5.770 áo cộc tay Adidas, 2.050 quần đùi Adidas, 920 bộ quần áo Hè Adidas, 1.110 áo dài tay Uniqlo, 1260 áo cộc tay Nike, 2kg nhãn quần áo Uniqlo, 2kg nhãn quần áo Nike, 16kg nhãn quần áo Adidas, 01 máy ép nhiệt, 01 máy dọc vải, 1 máy cắt.

Mở rộng kiểm tra tại cụm 7, Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội, đoàn kiểm tra phát hiện thêm 1.300 áo cộc tay Adidas, 360 quần đùi Adidas, 1.240 bộ quần áo Hè Adidas, 360 bộ quần áo Hè Nike, 220 áo cộc tay Nike.

Trong khi đó, tại kho hàng ở cụm 4, Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội cũng phát hiện 18 cuộn vải thun do nước ngoài sản xuất không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc thích hợp.

“Toàn bộ hàng hóa là quần áo, nhãn quần áo có dấu hiệu vi phạm sở hữu công nghiệp, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ tại Việt Nam,” đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho hay.

Hiện Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đang tích cực phối hợp với Phòng cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội để tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý vụ việc./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.