Tăng cường kết nối giao thương Việt Nam-Phần Lan

Hội thảo "Cơ hội đầu tư và các công cụ hỗ trợ kết nối giao thương Việt Nam-Phần Lan," tổ chức ngày 6/5, tại thành phố Đà Nẵng.
Hội thảo "Cơ hội đầu tư và các công cụ hỗ trợ kết nối giao thương Việt Nam-PhầnLan," tổ chức ngày 6/5, tại thành phố Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 40 năm thiết lậpquan hệ ngoại giao Việt Nam-Phần Lan.

Tại hội thảo, thành phố Đà Nẵng đã giới thiệu với Phần Lan về môi trường đầu tưtại thành phố, tình hình kinh tế-xã hội, tiềm năng phát triển của thành phố, cácchính sách thu hút đầu tư nước ngoài, các quy định có liên quan; hỗ trợ các đốitác Phần Lan và Việt Nam thiết lập quan hệ kinh doanh; đồng thời thông báo cáchỗ trợ miễn phí và các chương trình hợp tác phát triển từ nguồn ngân sách củaPhần Lan dành cho doanh nghiệp và các trường đại học tại Đà Nẵng như chươngtrình đối tác kinh doanh Phần Lan, chương trình đối tác đổi mới sáng tạo.

Cũng tại hội thảo, phía Phần Lan đã giới thiệu những thông tin cơ bản về PhầnLan và những hỗ trợ quan hệ đối tác kinh doanh. Các lĩnh vực mà các doanh nghiệpPhần Lan tập trung phát triển bao gồm công nghệ sạch (các giải pháp về nước,năng lượng và môi trường), giáo dục, truyền thông và công nghệ thông tin, xuấtnhập khẩu.

Từ tháng 11/2011, thành phố Đà Nẵng đã ký kết biên bản ghi nhớ với thành phốSalo, Phần Lan về việc thiết lập quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnhvực công nghệ cao; thúc đẩy đầu tư và thương mại tại Salo và Đà Nẵng, đặc biệttrong lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông và công nghệ cao; tăng cường hợptác trong đào tạo nghề và giáo dục bậc cao hơn.

Từ biên bản ghi nhớ đó, nhiều hoạt động hợp tác đã được thực hiện giữa haithành phố. Đà Nẵng chưa có dự án đầu tư trực tiếp nào của Phần Lan. Kim ngạchxuất nhập khẩu giữa hai bên còn hạn chế và giảm dần qua các năm. Năm 2012 kimngạch xuất khẩu từ Đà Nẵng sang Phần Lan khoảng 65.000 USD.

Tháng 12/2012, SởCông thương Đà Nẵng và Trung tâm Xúc tiến Thương mại Salo (Yrityssalo) đã ký kếtthoả thuận hợp tác về triển khai dự án "Mô hình đối tác Salo - Đà Nẵng xúc tiếndoanh nghiệp đổi mới sáng tạo" và hợp tác hỗ trợ công thương. Tháng 12/2012 vàtháng Tư năm nay, trong khuôn khổ dự án, các khóa học về thiết lập hệ thốngchuẩn hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đã được tổ chức tại Đà Nẵng.

Trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, năm 2007, sau khi Công ty WPS của Phần Langiành giải nhất cuộc thi thiết kế cầu Nguyễn Văn Trỗi và cầu Trần Thị Lý, côngty đã ký hợp đồng tư vấn thiết kế với thành phố Đà Nẵng. Tháng Ba vừa qua, cầuTrần Thị Lý đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng.

Trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam-Phần Lan (IPP),năm 2011, Bộ Ngoại giao Phần Lan đã đồng ý trài trợ 1,53 tỷ đồng cho 3 dự án tạiĐà Nẵng; xây dựng và nâng cao năng lực cho Trung tâm công nghệ sinh học Đà Nẵng;xây dựng chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ trên địa bàn Đà Nẵng và sử dụngnăng lượng quang điện và công nghệ LED để bảo đảm an toàn cho ngư dân và thúcđẩy sự phát triển ngư nghiệp tại Đà Nẵng.

Trường Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Đông Á đã ký kết các Biên bản ghinhớ về hợp tác trên lĩnh vực giáo dục-đào tạo với trường Đại học Ứng dụng Turku,Phần Lan. Trường cao đẳng công nghệ thông tin-Đại học Đà Nẵng phối hợp vớitrường Đại học Turku lập dự án tham gia Chương trình Nâng cao năng lực giáo dục(HEI-ICI) do Bộ Ngoại giao Phần Lan tài trợ.

Tháng 3/2012, trường Đại học Khoa học Ứng dụng Satakunta Seppo Pynna (SAMK)và Đại học Đà Nẵng đã ký kết văn bản hợp tác về trao đổi sinh viên và giảngviên, hợp tác nghiên cứu thảo luận và cam kết cùng xây dựng dự án "Trung tâm đàotạo hàng hải" tại đại học Đà Nẵng. Kinh phí cho dự án sẽ được xin từ nguồn việntrợ không hoàn lại của Chính phủ Phần Lan./.

Văn Sơn (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.