Tập đoàn chocolate hàng đầu thế giới quyết tâm bám trụ thị trường Nga

Barry Callebaut - Tập đoàn sản xuất chocolate của Thụy Sĩ có ba nhà máy ở Nga với 500 lao động tuyên bố vẫn tiếp tục duy trì hoạt động tại Nga với lý do trước hết là vì nhân viên của họ.
Tập đoàn chocolate hàng đầu thế giới quyết tâm bám trụ thị trường Nga ảnh 1Nhà máy chocolate Barry Callebaut ở Chekhov, Nga. (Nguồn: rte.ie)

“Gã khổng lồ” chuyên sản xuất chocolate Barry Callebaut (Thụy Sĩ) ngày 13/4 đã lên tiếng bảo vệ quyết định bám trụ thị trường Nga bất chấp xung đột tại Ukraine, vốn là nguyên nhân khiến hàng trăm công ty nước ngoài ngừng hoạt động tại Nga.

Trong một phát biểu vào tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích các công ty Thụy Sĩ vẫn tiếp tục kinh doanh ở Nga.

Ông Zelensky cũng nêu tên tập đoàn thực phẩm Nestle, một khách hàng lớn của Barry Callebaut. Sau đó, Nestle đã thông báo ngừng bán một loạt sản phẩm tại Nga, bao gồm các thanh chocolate KitKat và bột cacao Nesquik.

Barry Callebaut có ba nhà máy ở Nga, nơi tuyển dụng 500 lao động. Hiện Nga chỉ chiếm chưa đến 5% doanh số bán hàng của nhà sản xuất chocolate và cacao chất lượng cao hàng đầu thế giới này.

[Cùng với Heineken, hãng bia Carlsberg cũng rút khỏi thị trường Nga]

Giám đốc điều hành Barry Callebaut, Peter Boone, cho biết tập đoàn này vẫn ở duy trì hoạt động tại Nga trước hết vì nhân viên của họ.

Ông Boone nhấn mạnh xung đột tại Ukraine không phải do người dân Nga quyết định.

Barry Callebaut cho biết, doanh thu bán hàng trong sáu tháng đầu tiên của năm tài chính 2021-2022 (kết thúc vào cuối tháng 8/2022) đã tăng gần 16% lên 4 tỷ franc Thụy Sĩ (3,9 tỷ euro, 4,3 tỷ USD).

Tập đoàn này đã tăng giá sản phẩm khi lạm phát tăng cao đẩy giá đường và các sản phẩm sữa lên giá.

Đáng chú ý, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chocolate và ca cao tăng mạnh 8,7% lên 1,16 tỷ tấn, qua đó nâng lợi nhuận ròng của Barry Callebaut tăng 3,1% ở mức 212,1 triệu franc Thụy Sĩ.

Một loạt doanh nghiệp phương Tây, từ McDonald's đến H&M và Goldman Sachs, đều thông báo ngừng hoạt động tại Nga, sau khi Tổng thống Vladimir Putin tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2.

Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp khác đã chọn ở lại, chẳng hạn như chuỗi siêu thị Auchan của Pháp./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Biểu tượng Boeing tại nhà máy ở Renton, Washington, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Boeing bán công ty con để có thêm nguồn thu

Boeing cho biết sẽ bán Digital Receiver Technology, công ty sản xuất thiết bị không dây cho các cơ quan tình báo, cho Thales Defense & Security, công ty điện tử quốc phòng lớn nhất châu Âu.