Tập đoàn sản xuất màng mỏng KURZ của Đức đầu tư vào Bình Định

Được đầu tư khoảng 40 triệu USD, giai đoạn 1 dự án xây dựng nhà máy của tập đoàn KURZ tại Bình Định dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong quý 3/2023 với công suất 15 triệu m2 sản phẩm/năm.
Tập đoàn sản xuất màng mỏng KURZ của Đức đầu tư vào Bình Định ảnh 1Lãnh đạo tỉnh Bình Định trao giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện Tập đoàn KURZ về dự án nhà máy sản xuất tại Bình Định hồi tháng 11/2021. (Ảnh: Phạm Kha/TTXVN)

Tập đoàn sản xuất màng mỏng số 1 thế giới hiện nay, KURZ (Cộng hòa Liên bang Đức) đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy thứ 3 ở châu Á tại Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định (xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) vào sáng 24/5.

KURZ là tập đoàn đầu tiên của châu Âu quyết định đầu tư kinh doanh tại Khu công nghiệp-đô thị-dịch vụ Becamex VSIP Bình Định.

Khu vực nhà xưởng của KURZ tại tỉnh Bình Định được xây dựng giai đoạn 1 rộng 60.000m2, do Công ty trách nhiệm hữu hạn KURZ Việt Nam làm chủ đầu tư.

Đây là nhà máy thứ 12 của KURZ trên toàn thế giới và là thứ 3 tại châu Á, sau các nhà máy tại Trung Quốc và Malaysia.

Được đầu tư khoảng 40 triệu USD, giai đoạn 1 của dự án dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong quý 3/2023 với công suất 15 triệu m2 sản phẩm/năm. Tùy thuộc vào tình hình hoạt động tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư của dự án có thể lên đến 100 triệu USD trong vòng 10-15 năm.

Theo cam kết về chiến lược phát triển bền vững chung của KURZ, nhà máy mới ở Việt Nam sẽ đi vào hoạt động với toàn bộ quy trình chuẩn quốc tế và công nghệ hiện đại; đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và an toàn lao động như 12 nhà máy hiện tại ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

[Khởi công Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định]

Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn KURZ Việt Nam, tiến sỹ Cosima von Salis thông tin nhà máy mới tại Bình Định sẽ cùng với các nhà máy tại Malaysia và Trung Quốc giúp tăng cường sức ảnh hưởng của Tập đoàn KURZ tại châu Á, tạo điều kiện để KURZ tham gia tích cực vào thị trường đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ thu hút 150 vị trí có trình độ cao trong sản xuất, quản lý, công nghệ.

Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh cho biết năm 2018, tỉnh Bình Định và thành phố Leipzig, bang Sachsen, Cộng hòa Liên bang Đức đã ký thỏa thuận hợp tác hữu nghị, xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, xúc tiến, giới thiệu nhiều doanh nghiệp đến với tỉnh Bình Định. Đến nay, Bình Định đã tiếp nhận 3 dự án ODA từ Cộng hòa Liên bang Đức với tổng vốn trên 13 triệu USD.

"Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nhiều năm qua, tỉnh Bình Định liên tục phấn đấu cải thiện nhanh các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, xã hội và môi trường đầu tư nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của các nhà đầu tư. Nhờ những điều kiện thuận lợi nêu trên, Bình Định đã và đang vươn lên trở thành cực tăng trưởng phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nhiều khu công nghiệp đã được thành lập, nhiều nhà đầu tư lớn có uy tín trong nước và quốc tế đã chọn Bình Định làm điểm đến đầu tư," ông Nguyễn Tuấn Thanh nói./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Biểu tượng Boeing tại nhà máy ở Renton, Washington, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Boeing bán công ty con để có thêm nguồn thu

Boeing cho biết sẽ bán Digital Receiver Technology, công ty sản xuất thiết bị không dây cho các cơ quan tình báo, cho Thales Defense & Security, công ty điện tử quốc phòng lớn nhất châu Âu.