Tập đoàn Singapore thắng thầu xây sân bay mới cho Myanmar

Một liên minh doanh nghiệp do Singapore lãnh đạo đã giành được hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD để xây dựng một sân bay quốc tế thứ hai ở thành phố Yangon của Myanmar.
Tập đoàn Singapore thắng thầu xây sân bay mới cho Myanmar ảnh 1Sân bay quốc tế Yangon hiện đã quá tải (Nguồn: AFP)

Một liên minh doanh nghiệp của Singapore đã giành được hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD để xây dựng một sân bay quốc tế thứ hai ở thành phố Yangon của Myanmar.

Nhà chức trách Myanmar đã công bố thông tin trên hôm 29/10, trong bối cảnh nước này đang tăng cường mở rộng đầu tư, còn du khách nước ngoài xem đây là một trong những điểm đến đầy hấp dẫn.

Theo AFP, liên minh thắng thầu gồm tập đoàn kỹ thuật và xây dựng Yongnam có trụ sở ở Singapore và một công ty con thuộc sân bay Changi. Liên minh này sẽ xây dựng và điều hành sân bay Hanthawaddy International, sân bay mới nằm bên ngoại ô Yangon, sẽ được khởi công xây dựng từ tháng 12/2019.

Hanthawaddy International, nằm cách trung tâm Yangon 80km về phía Đông Bắc, dự kiến sẽ đón 12 triệu khách mỗi năm. Đây là con số khổng lồ so với mức 3,7 triệu du khách mà Sân bay quốc tế Yangon đã đón trong năm ngoái.

"Chúng tôi muốn trở thành cửa ngõ quốc tế, trung chuyển các chuyến bay dân sự cũng như các chuyến bay hàng hóa" - ông Win Swe Tun, Tổng giám đốc cơ quan hàng không dân dụng Myanmar nói trong một cuộc họp báo.

Ông cho biết sân bay Hanthawaddy là trọng tâm chiến lược của Myanmar nhằm kích cầu du lịch và kinh tế, khi con số du khách nước ngoài tới đây được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh.

"Chúng tôi có kế hoạch mở rộng (sân bay) cho tới khi nó có thể đón 30 triệu hành khách trong tương lai" - ông nói.

Myanmar đã chứng kiến lượng khách, gồm cả các nhà đầu tư lẫn khách du lịch, tăng vọt kể từ khi xây dựng chính quyền dân sự hồi năm 2011.

Chính quyền Nay Piy Taw muốn giảm bớt áp lực lên sân bay Yangon hiện nay, vốn chỉ có thể đón 2,7 triệu hành khách mỗi năm.

Sân bay quốc tế Yangon từng được xem là một trong những cổng hàng không hiện đại nhất khu vực, khi Myanmar chấm dứt thời là thuộc địa Anh cách nay 6 thập kỷ. Sân bay này từng có các tuyến bay thẳng tới nhiều điểm đến ở châu Âu. Tuy nhiên sau khi quân đội lên nắm quyền, sân bay đã mất dần vị trí đi đầu của nó, do lượng du khách giảm xuống.

Liên minh thắng thầu mới sẽ cung cấp 49% chi phí xây dựng, thông qua một khoản vay từ một tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế của Nhật Bản. Liên minh này được chọn sau khi thỏa thuận giữa Myanmar với công ty quản lý sân bay Incheon của Hàn Quốc đổ vỡ vì quan ngại về tài chính.

Win Swe Tun cho biết thỏa thuận với Incheon đổ vỡ khi chính quyền Myanmar không thể đồng tình về khoản tiền mà họ phải trả, nếu hủy hợp đồng trước khi dự án xây sân bay mới hoàn tất.

Ngoài ra nhà chức trách Myanmar cũng không thể đảm bảo sẽ cấp đủ điện và nước tới cho công trường trong quá trình xây dựng.

Ông Uwin Swe Tun đã không cung cấp thông tin chi tiết về thỏa thuận mới đạt được với liên minh Yongnam-CAPE-JGC./. 

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.