Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng BanChỉ đạo Tây Nguyên chủ trì hội nghị.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, sáu tháng đầu năm nay, kinh tế Tây Nguyên có nhữngmặt khó khăn hơn so với cùng kỳ nhiều năm, tuy nhiên, với sự nỗ lực của các địaphương, kinh tế-xã hội của vùng đã thu được nhiều kết quả tích cực như tăngtrưởng GDP toàn vùng đạt khoảng 9%, kim ngạch xuất khẩu đạt 899 triệu đô la Mỹ;thu ngân sách ước đạt 6.876 tỷ đồng. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được quantâm chỉ đạo, cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục, y tế được cải thiện. Toànvùng đã đào tạo nghề cho 36 nghìn người, giải quyết việc làm cho 51.000 laođộng.
Công tác quản lý rừng và bảo vệ rừng có một số chuyển biến. Nhiều điểm nóng vềphá rừng, khai thác gỗ trái phép đã bị xóa bỏ. Tuy hạn hán kéo dài nhưng tìnhhình cháy rừng được kiềm chế, diện tích rừng trồng mới đạt khá 1.513ha. Quyhoạch thủy điện được rà soát, loại bỏ bớt nhiều dự án có ảnh hưởng lớn đến môitrường, cảnh quan thiên nhiên, đất rừng và đời sống người dân.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, toàn vùng đã huy động được nguồn vốngần 32.300 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển sản xuất. Đến naytoàn vùng có 2 xã đạt đủ 19 tiêu chí, 17 xã đạt từ 14-18 tiêu chí, 76 xã đạt từ9-13 tiêu chí.
Tại hội nghị, vấn đề giải quyết đất sản xuất, việc làm và đời sống của bà convùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên được lãnh đạo các tỉnh trong vùng vànhiều bộ, ngành Trung ương nêu lên với kiến nghị chung cần sớm giải quyết trongthời gian tới.
Sáu tháng đầu năm 2013, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã có nhiều biện pháp hỗ trợvề chăn nuôi, tạo việc làm, phát triển ngành nghề nông thôn, đồng thời tháo gỡdần một số vướng mắc về đất đai trong các dự án nông lâm nghiệp nhằm tạo điềukiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số có đất sản xuất. Tuy vậy, thực tế chothấy nỗ lực của các địa phương mới chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ và mangtính tình thế. Hiện toàn vùng còn trên 20.000 hộ thiếu đất sản xuất với diệntích tối thiểu khoảng 12.000ha.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 12 ngày 24/10/2011: “Từ nayđến năm 2015, tập trung giải quyết căn bản vấn đề đất đai, ưu tiên giải quyết đủđất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất, bảo đảm cho đồngbào làm chủ được mảnh đất của mình,” sau một năm rưỡi, toàn vùng Tây Nguyên mớigiải quyết được khoảng 3.500 hộ thiếu đất sản xuất, bằng số hộ thiếu đất phátsinh thêm trong thời gian này. Do vậy, vấn đề thiếu đất sản xuất tiếp tục trởthành vấn đề cấp bách ở Tây Nguyên.
Phát biểu kết luận hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, Trưởng Ban chỉ đạo TâyNguyên nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm là Ban Chỉ đạo Tây Nguyêntăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, lực lượng thực hiện mục tiêugiữ vững ổn định chính trị-xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giớivà nội địa; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, cảithiện đời sống của nhân dân; giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc về tàinguyên, môi trường, đất đai, việc làm và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểusố.
Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị cần tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triểnkhai kết quả Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 2 (2013), nhất là việctriển khai các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và các cam kết hỗ trợ tíndụng phục vụ phát triển kinh tế và an sinh xã hội; tiếp tục tổ chức kiểm kê,đánh giá thực trạng hạ tầng nông thôn, tình hình sử dụng đất, sản xuất và đờisống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ và dân di cư tự do để đề xuất chủtrương, giải pháp căn cơ, lâu dài; kết hợp với việc đôn đốc thực hiện Quyết địnhsố 755 (ngày 20/5/2013) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đấtở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
Ban Chỉ đạo cũng sẽ sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 12 của Bộ Chính trị, trêncơ sở đó nghiên cứu, lựa chọn những vấn đề quan trọng và cấp thiết báo cáo vớiBộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương, chính sách, cơchế đối với vùng Tây Nguyên./.