Tàu ngầm hạt nhân của Pháp La Perle lại gặp hỏa hoạn ở cảng Toulon

Tàu ngầm hạt nhân La Perle từng bị hư hại do vụ hỏa hoạn năm 2020 lại bị cháy trong lúc gần hoàn thành sửa chữa tại cảng Toulon ở Địa Trung Hải.
Tàu ngầm hạt nhân của Pháp La Perle lại gặp hỏa hoạn ở cảng Toulon ảnh 1Tàu ngầm hạt nhân La Perle (phải) của Pháp tại cảng La Goulette ở Tunis, Tunisia, ngày 29/11/1997. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 27/9, giới chức Pháp cho biết tàu ngầm hạt nhân La Perle từng bị hư hại do vụ hỏa hoạn năm 2020 lại bị cháy trong lúc gần hoàn thành sửa chữa tại cảng Toulon ở Địa Trung Hải.

Theo người phát ngôn Cơ quan hàng hải địa phương, ông Pierre-Louis Josselin, khoảng 90 lính cứu hỏa đã được huy động để dập tắt đám cháy trong tàu La Perle. Lửa được cho là bùng phát tại khu vực lưu trữ thực phẩm.

Tính đến tối 26/9, đội cứu hỏa đã khống chế được đám cháy. Ông Josselin cho biết không có nguy cơ rò rỉ phóng xạ do có nhiên liệu hạt nhân trên tàu nhưng lò phản ứng của tàu không hoạt động.

Hiện chưa rõ nguyên nhân xảy ra sự cố trên.

Nhà chế tạo tàu ngầm Naval Group, tập đoàn nhà nước phụ trách công tác nâng cấp tàu, đang tiến hành điều tra vụ việc.

Tàu ngầm La Perle thuộc lớp Rubis, được hải quân Pháp biên chế tháng 7/1993, là tàu ngầm hạt nhân tấn công, có khả năng lặn sâu tới 300m, chuyên theo dõi tàu, hộ tống tàu sân bay, thực hiện nhiệm vụ tình báo ven biển và triển khai lực lượng đặc nhiệm.

Tàu này bị cháy vào năm 2020 trong khi cập cảng ở Toulon. Đám cháy được dập tắt sau 14 giờ và cần đến 100 lính cứu hỏa và 150 thành viên thủy thủ đoàn hỗ trợ.

Sau vụ cháy, tàu đã được đưa đến cảng Cherbourg, miền Bắc nước Pháp, để sửa chữa, sau đó trở lại Toulon vào tháng 10/2020.

Dự kiến, tàu ngầm La Perle sẽ hoạt động trở lại vào nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu sự cố mới nhất có khiến kế hoạch này bị hoãn lại hay không./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.