Tàu thăm dò Hằng Nga 4 bắt đầu khám phá bề mặt Mặt Trăng

Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc đã công bố một bức ảnh chụp lại khoảnh khắc bộ phận di chuyển để thăm dò có tên gọi Thỏ Ngọc 2 rời tàu vũ trụ Hằng Nga 4.
Tàu thăm dò Hằng Nga 4 bắt đầu khám phá bề mặt Mặt Trăng ảnh 1Hình ảnh bề mặt vùng khuất của Mặt Trăng do Tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc chụp ngày 3/1/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)

Bộ phận thăm dò-xe tự hành - Thỏ Ngọc 2 của tàu vũ trụ Hằng Nga 4 (Trung Quốc) vừa hạ cánh xuống vùng khuất của Mặt Trăng hôm 3/1 đã di chuyển trong khoảng 12 giờ đồng hồ trên bề mặt Mặt Trăng.

Ngày 4/1, Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc đã công bố một bức ảnh chụp lại khoảnh khắc bộ phận di chuyển để thăm dò có tên gọi Thỏ Ngọc 2 rời tàu vũ trụ Hằng Nga 4. Tuy nhiên, cơ quan này không cho biết quãng đường Thỏ Ngọc 2 di chuyển trong khoảng thời gian nói trên.

Bức ảnh trên được gửi về Trái Đất thông qua vệ tinh Queqiao. Đây là vệ tinh mà Trung Quốc đã phóng lên quỹ đạo Mặt Trăng hồi tháng 5/2018 với chức năng truyền dữ liệu và thông tin điều khiển giữa các tàu thăm dò vũ trụ và Trái Đất.

[Tàu thăm dò Trung Quốc hạ cánh mềm xuống mặt tối của Mặt Trăng]

Việc tàu vũ trụ thăm dò Hằng Nga 4 của Trung Quốc hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng (là nửa Mặt Trăng không bao giờ được nhìn thấy từ Trái Đất) đã đánh dấu bước tiến lớn của Bắc Kinh trên con đường chinh phục vũ trụ và là sự kiện đi vào lịch sử vũ trụ thế giới khi lần đầu tiên một tàu thăm dò hạ cánh xuống phần tối của hành tinh này.

Các nhiệm vụ của tàu Hằng Nga 4 gồm quan sát thiên văn, địa hình, địa mạo và thành phần khoáng chất của Mặt Trăng và đo bức xạ neutron và các nguyên tử trung lập để nghiên cứu môi trường mặt tối của Mặt Trăng.

Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc cho biết trong sứ mệnh thăm dò lần này, Thỏ Ngọc 2 sẽ phải thực hiện các cuộc thử nghiệm khoáng chất và phóng xạ.

Bắc Kinh hiện có kế hoạch phóng tàu vũ trụ Hằng Nga 5 lên Mặt Trăng trong năm nay nhằm thu thập các mẫu vật và đưa chúng trở về Trái Đất.

Hiện Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp Nga và Mỹ để trở thành một cường quốc vũ trụ lớn vào năm 2030. Nước này có kế hoạch khởi công xây dựng trạm vũ trụ có người ở của riêng mình vào năm 2019./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.