Tây Nguyên sẽ “hút” du khách nhờ động núi lửa đẹp nhất

Tây Nguyên sẽ "hút” du lịch nhờ động núi lửa đẹp nhất Đông Nam Á

Sáng 26/12, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã công bố việc phát hiện hệ thống hang động núi lửa dài và đẹp nhất khu vực Đông Nam Á tại tỉnh Đắk Nông.
Tây Nguyên sẽ "hút” du lịch nhờ động núi lửa đẹp nhất Đông Nam Á ảnh 1Các hang động núi lửa tại khu vực Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)

Sáng 26/12, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã công bố việc phát hiện hệ thống hang động núi lửa dài và đẹp nhất Đông Nam Á tại tỉnh Đắk Nông. Đây được coi là di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm tại khu vực Tây Nguyên.

Theo đánh giá của các nhà địa chất, hang động núi lửa này sau khi “mở cửa” sẽ mang lại cho "hòn ngọc" Tây Nguyên của nước ta một lượng khách rất lớn, bởi vẻ đẹp hiếm thấy với hàng chục hang động và miệng núi lửa.

Thông tin về việc phát hiện này, ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết, sau hơn 5 năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Hội hang động Nhật Bản đã khám phá ra hệ thống động núi lửa trong đá bazan ở tỉnh Đắk Nông, chủ yếu ở huyện Krông Nô.

Hệ thống hang động núi lửa này có chiều dài khoảng 25km, kéo dài từ miệng núi lửa tại buôn Choar dọc theo chiều dài sông Sêrêpốc đến khu vực thác Dray Sáp với hàng chục hang động lớn nhỏ khác nhau.

Trong đó, hang động lớn nhất có chiều dài 1.066m. Bên trong hang rộng hàng nghìn mét, có cấu trúc đặc trưng của động núi lửa với dòng các ngấn dung nham phun ngược, hố sụt, các di tích thực vật, tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ, hiếm thấy ở các động núi lửa trong khu vực Đông Nam Á.

Tây Nguyên sẽ "hút” du lịch nhờ động núi lửa đẹp nhất Đông Nam Á ảnh 2Nhũ đá trên trần, tường hang và nhiều ngã rẽ dẫn vào hang động. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)

Tuy nhiên, hang động này nằm sâu trong rừng, nên cho đến nay, các nhà nghiên cứu địa chất vẫn chưa ghi nhận được dấu vết của con người. Trong quá trình khám phá, các nhà nghiên cứu mới thấy sự sống của một số loài vật sinh sống như: Ốc sên, ếch, rắn cạp nia và giống sên chưa xác định.

Ông Thuấn cũng cho biết, bên cạnh việc khám phá ra các hang động, các nhà nghiên cứu thuộc Hội hang động Nhật Bản còn phát hiện nhiều miệng núi lửa rất đẹp. Hiện, các nhà khoa học đã đo chi tiết được ba hang động. Ngoài ra còn hàng chục hang động khác chưa được nghiên cứu kỹ.

Trước đó, trao đổi với phóng viên Vietnam+ về ý nghĩa của việc khám phá hệ thống hang động núi lửa này, ông Thuấn cho biết, so với các hang động núi lửa ở một số nước trên thế giới như hang động núi lửa Manjanggul Lava trên đảo Jeju của du lịch Hàn Quốc, thì hệ thống hang động núi lửa ở tỉnh Đắk Nông còn rộng lớn và hấp dẫn hơn nhiều.

“Hệ thống hang động núi lửa này cũng đã được Hội hang động Nhật Bản đánh giá là động núi lửa đẹp nhất khu vực Đông Nam Á và rất có giá trị về mặt khoa học, cần được phát triển làm du lịch," ông Thuấn nói.

Với những thông tin đã khám phá trên, lãnh đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam nhận định, hệ thống hang động núi lửa tại tỉnh Tây Nguyên có thể sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà khoa học, khách du lịch trong và ngoài nước, nhất là những người muốn khám phá di sản của hoạt động phun trào núi lửa hiếm thấy nhất ở khu vực Đông Nam Á./.

Các hang động núi lửa tại khu vực Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Các hang động núi lửa tại khu vực Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Nhũ đá trên trần, tường hang và nhiều ngã rẽ dẫn vào hang động núi lửa. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Nhũ đá trên trần, tường hang và nhiều ngã rẽ dẫn vào hang động núi lửa. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Nền hang động bị sập do hoạt động của một dòng chảy dung nham khác. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Nền hang động bị sập do hoạt động của một dòng chảy dung nham khác. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Thạch nhũ trong hang động, mẫu đá basalt bọt ở độ sâu khoảng 50m và một số vật dụng như ưới bẫy dơi bị bỏ lại trong hang. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Thạch nhũ trong hang động, mẫu đá basalt bọt ở độ sâu khoảng 50m và một số vật dụng như ưới bẫy dơi bị bỏ lại trong hang. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Một phần hang hình ống cong được tạo bởi dòng dung nham và hình ảnh của một hang ngập nước. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Một phần hang hình ống cong được tạo bởi dòng dung nham và hình ảnh của một hang ngập nước. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Trong một số hang động núi lửa có sự sống của một số loài ốc sên, ếch, rắn Cạp Nia và giống sên chưa xác định. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Trong một số hang động núi lửa có sự sống của một số loài ốc sên, ếch, rắn Cạp Nia và giống sên chưa xác định. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Các nhà khoa học nghiên cứu, đo đạc trong các hang động núi lửa. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Các nhà khoa học nghiên cứu, đo đạc trong các hang động núi lửa. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Vị trí miệng núi lửa Chư B’Luk và các hang động trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)
Vị trí miệng núi lửa Chư B’Luk và các hang động trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: TCĐC-KSVN)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục