Kế hoạch này là nhằm hưởng ứng chính sách của Chính phủ Thái Lan mong muốnthúc đẩy hợp tác chiến lược với các nước láng giềng và tăng cường biên mậu.
Phó Vụ trưởng Vụ Mỏ và Công nghiệp địa chất thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan,ông Tawat Polquamdee cho biết Chính phủ Thái Lan nhận thấy rằng một vài khu vựcbiên giới có thể trở thành khu công nghiệp khi AEC được hình thành vào năm 2015.
Việc đầu tư vào các siêu dự án theo kế hoạch, đặc biệt là xây dựng thêmcác mạng lưới kết nối giao thông, sẽ đóng góp cho việc phát triển công nghiệp ởmỗi khu vực kinh tế biên giới.
Trong giai đoạn đầu, các khu vực biên giới Thái Lan-Myanmar, TháiLan-Campuchia và Thái Lan-Lào sẽ được chọn làm điểm mẫu để triển khai hệ thốngquản lý hậu cần. Các khu vực này sẽ được sử dụng để vừa nghiên cứu và thực hiệndự án.
Nếu việc nghiên cứu cho thấy một số sản phẩm có tiềm năng phát triển tốt,các bên liên quan bao gồm cả chính quyền sẽ có những điều chỉnh thích hợp để tạođiều kiện cho dòng hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển hiệu quả ở mỗi khu vựckinh tế biên giới.
Ông Tawat cho biết giai đoạn nghiên cứu sẽ hoàn thành vào cuối tháng Chínnày và bước tiếp theo là áp dụng các hình mẫu đó trên cả 12 điểm ở tất cả cáckhu vực biên giới.
Dự kiến hệ thống quản lý hậu cần công nghiệp sẽ được chia làm hai nhóm,trong đó nhóm thứ nhất liên quan tới ôtô và phụ tùng ôtô, còn nhóm thứ hai gồmhàng điện dân dụng và điện tử.
Các kế hoạch sẽ được triển khai đối với cả hai nhóm để chuẩn bị cho việchội nhập của ASEAN. Hai nhóm hàng công nghiệp này đều có cơ hội mở rộng trên thịtrường ASEAN.
Thái Lan được đánh giá là nơi có vị trí thích hợp cho việc trở thành trungtâm hậu cần của ASEAN, nơi sẽ trở thành một thị trường gồm 600 triệu dân một khiAEC được hình thành./.