Thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể lên 702 tỷ USD trong tài khóa 2017

Theo báo cáo của Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng, thu thuế giảm sẽ khiến thâm hụt ngân sách tăng lên 702 tỷ USD trong tài khóa 2017 (kết thúc ngày 30/9/2017).
Thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể lên 702 tỷ USD trong tài khóa 2017 ảnh 1Quang cảnh bên ngoài trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ở thủ đô Washington. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo báo cáo của Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng (OMB), thu thuế giảm sẽ khiến thâm hụt ngân sách tăng lên 702 tỷ USD trong tài khóa 2017 (kết thúc ngày 30/9/2017), tăng 99 tỷ USD so với mức ước tính được đưa ra chưa đầy hai tháng trước.

OMB cũng dự kiến mức thâm hụt trong tài khóa 2018 (bắt đầu từ 1/10/2017) sẽ tăng 149 tỷ USD lên 589 tỷ USD. Tuy nhiên, các nghị sỹ Mỹ đang bàn đến các khoản chi ngân sách có thể khiến con số này còn cao hơn khi thông qua đề xuất của Tổng thống Donald Trump về ngân sách quốc phòng và không đưa vào các khoản cắt giảm mà ông đề xuất đối với các chương trình trong nước.

Mức thâm hụt của tài khóa 2016 là 585 tỷ USD.

OMB đổ lỗi cho việc ngân sách tăng là do sự thất bại chính sách dưới thời chính phủ tiền nhiệm. Giám đốc OMB, Mick Mulvaney, cho rằng thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn tăng cho thấy rất cần phải khôi phục lại kỷ luật tài chính của quốc gia. Theo ông, cần có những thay đổi lớn đối với các chính sách và các ưu tiên về ngân sách của chính phủ tiền nhiệm để đảm bảo sự an toàn và thịnh vượng cho công dân Mỹ trong tương lai.

[Fed: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 3% đối mặt nhiều thách thức]

Hồi cuối tháng Năm, ông Trump đã công bố kế hoạch ngân sách, cam kết cắt giảm ngân sách đối với các chương trình trong nước và cân bằng ngân sách trong vòng một thập niên. Tuy nhiên, cam kết này dựa trên các dự báo lạc quan là nền kinh tế sẽ sớm đạt mức tăng trưởng 3%.

Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, ông Trump dựa trên các dự báo tăng trưởng quá lạc quan và đây là nguyên nhân chính khiến ngân sách không cân bằng như cam kết./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.