Thâm hụt thương mại hàng hóa giữa Mỹ với Trung Quốc giảm gần 40%

Thâm hụt thương mại giữa Mỹ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc trong tháng 2/2020 đứng ở mức 16 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2019.
Thâm hụt thương mại hàng hóa giữa Mỹ với Trung Quốc giảm gần 40% ảnh 1Cảng hàng hóa ở Los Angeles, bang California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 công bố số liệu cho thấy thâm hụt thương mại hàng hóa của nước này và Trung Quốc trong tháng 2/2020 giảm 38,6% so với tháng trước đó giữa bối cảnh nhập khẩu từ Trung Quốc giảm do bùng phát dịch COVID-19.

Theo đó, thâm hụt thương mại giữa Mỹ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc trong tháng 2/2020 đứng ở mức 16 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2019.

Thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Nhật Bản tháng vừa qua giảm 8,3% xuống 4,57 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành nước đứng thứ tư về thâm hụt thương mại với Mỹ, sau Trung Quốc, Mexico và Việt Nam, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ.

[Kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái do tác động từ COVID-19]

Theo chính sách "Nước Mỹ là trên hết," Tổng thống Donald Trump cam kết giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với các đối tác thương mại lớn và đã đạt các thỏa thuận thương mại từng phần với Trung Quốc và Nhật Bản.

Song dịch COVID-19, ban đầu bùng phát tại Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, đã lây lan ra thế giới và tiếp tục làm gián đoạn các hoạt động kinh tế và các chuỗi cung ứng.

Trên bình diện toàn cầu, thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ của Mỹ giảm 12,2% xuống 39,93 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tháng 2/2020 giảm 0,4% xuống 207,54 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu giảm 2,5% xuống 247,48 tỷ USD./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.