Thặng dư thương mại ngành toàn nông nghiệp năm 2022 đạt 8,5 tỷ USD

Thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2022 tiếp tục được mở rộng, không chỉ chú trọng thị trường trong nước mà còn tháo gỡ nhiều rào cản thương mại, giúp cho xuất khẩu tiếp tục đạt kỷ lục mới.
Thặng dư thương mại ngành toàn nông nghiệp năm 2022 đạt 8,5 tỷ USD ảnh 1Gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhât snawm 2022. (Ảnh minh họa: An Hiếu/TTXVN)

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, trong năm 2022 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp trên 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021.

Trong khi nông sản chính đạt 22,59 tỷ USD, tăng 4,8 %; lâm sản chính đạt 16,93 tỷ USD, tăng 6,1%; thủy sản đạt 10,92 tỷ USD, tăng 22,9% thì chăn nuôi đạt 400 triệu USD, giảm 7,1%.

Năm 2022 tiếp tục có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm kim ngạch trên 2 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ), bao gồm 7 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD.

Thặng dư thương mại ngành toàn nông nghiệp năm 2022 đạt 8,5 tỷ USD ảnh 2

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2022 đã tăng 3,33% (trồng trọt 2,88%; chăn nuôi 5,93%, thủy sản 4,43%, lâm nghiệp 6,13%); giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp năm 2022 ước tăng trên 3%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 73%.

[Mở rộng con đường xuất khẩu chính ngạch cho nhiều nông sản]

Để có được sự tăng trưởng toàn ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện các cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; ứng phó với tác động của dịch bệnh COVID-19 và xung đột quân sự Nga-Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu; chủ động nghiên cứu, dự báo, tranh thủ cơ hội từ các FTA để thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Trong năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đàm phán, hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc, bưởi, chanh ta sang Newzealand; lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa, sầu giêng, khoai lang... sang Trung Quốc; mật ong sang EU; khảo sát vùng trồng, nhà máy chiếu xạ để quả bưởi tươi là loại trái cây thứ 7 của nước ta được phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là kết quả của nỗ lực đàm phán suốt thời gian dài của các cơ quan chuyên môn giữa hai bên và sự đồng hành kiên trì của cộng đồng những người sản xuất và xuất khẩu bưởi Việt Nam./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.