Tháng Tư về chợ tình Khau Vai - phiên chợ mùa Xuân

Về vùng cao nguyên cực Bắc của đất nước những ngày tháng Tư này du khách xa gần đều mong được một lần đi hội chợ tình Khau Vai.
Tháng tư đã về trên cao nguyên đá nhưng vẫn là tiết tháng Ba - Âm lịch.Cỏ cây vùng cao vẫn đang mang một vẻ đẹp rực rỡ tươi mới của sắc xuân.Về vùng cao nguyên cực Bắc của đất nước dịp này, du khách xa gần đềumong được một lần ngắm hoa đào mọc trên vùng rừng đá và đi hội chợ tìnhcó một không hai - chợ tình Khau Vai.

Chợ tình Khau Vai đượcngười dân địa phương gọi là phiên chợ mùa Xuân. Chợ diễn ra vào ngày27/3 (Âm lịch) hàng năm. Phiên chợ Xuân chỉ họp duy nhất một lần trongnăm. Chợ kéo dài trong một ngày và một đêm theo đúng nghĩa của câuchuyện tình có ở nơi đây từ thuở năm nào.

Truyền thuyết xưa kểlại rằng, trên vùng đất của xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giangngày nay trước đây có nhiều bộ tộc người sinh sống và làm ăn theo từngbản, làng riêng biệt.

Ngày xưa ấy, có một gia đình nông dânnghèo người Nùng có 3 người con trai đã đến tuổi trưởng thành. Người contrai út đẹp trai, khoẻ mạnh như con trâu mộng, biết hát hay, thổi khèngiỏi, chăm chỉ ruộng nương. Chàng được dân bản gọi là chàng Ba đẹp trai.Tiếng khèn, tiếng hát của chàng Ba làm biết bao cô gái gần xa đem lòngthương nhớ. Ở nhà Tộc trưởng người Giấy làng bên có nàng Út xinh đẹp nhưhoa rừng cũng đến tuổi cập kê, ngày ngày thích ra ngắm mình bên bờsuối. Nàng Út có giọng hát hay. Tiếng hát của nàng trong trẻo vút caobay qua con núi, con sông, con suối. Nàng Út đẹp như con chim lửa đangvào mùa kết bạn. Chàng Ba gặp Nàng Út qua tiếng hát giao duyên mỗi mùatrăng đến. Họ yêu nhau say đắm. Tình yêu của đôi trai gái được ví như“đất yêu trời, trời yêu đất.”

Cha mẹ, dòng họ hai bên không chohọ yêu nhau, ngăn cấm đôi trai gái đến cùng nhau vì họ không cùng conma, không cùng phong tục tập quán; con trai người Nùng không thể lấy congái người Giấy làm vợ. Đôi trai gái đã bỏ bản, bỏ gia đình trốn lên“đèo Mây” để được bên nhau, được yêu nhau. Vì chưa có lễ ăn hỏi, chưa cócưới xin, chưa làm cái lễ nhập ma nên chàng Ba và cô Út vẫn chưa thểsống chung cùng một mái nhà. Họ dựng hai túp lều bên hai bờ khe đồi gầnsát với nhau để sáng ngủ dậy được nhìn thấy nhau, để đêm về hát cho nhaunghe những câu hát về tình yêu thương đôi lứa…

Cuộc chiến giữahai gia đình, hai dòng họ và hai dân tộc Nùng và Giấy đã diễn ra bởi mốitình giữa chàng Ba và cô Út. Máu đã đổ, người thân hai dòng họ đã bịthương qua mỗi lần xô xát. Đứng trên đèo Mây, đôi trai gái đã nhìn thấyhết những gì mà người thân của họ đang làm. Thương cha, thương mẹ,thương dân bản hai làng bỗng trở nên thù hận nhau chỉ vì tình yêu củamình nên chàng Ba và cô Út ngậm ngùi, nuốt nước mắt chia tay trở về nhàđể mong hàn gắn lại tình làng bản, tình đoàn kết giữa hai dân tộc.

Đôitrai gái đã cắt máu thề. Họ nói cùng nhau dù không lấy được nhau nhưngmỗi năm, cứ đến tối ngày 27/3 (ngày chia tay) họ lại lên đèo Mây sửasang lại hai túp lều và hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấpủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau để lo làm ăn sinh sống, lo xâydựng mái ấm gia đình riêng… Họ tâm tình, ca hát hết đêm rồi hết ngày hômsau, đêm hôm sau để khi ông mặt trời lên họ lại chia tay trở về bảncùng hương vị ngọt ngào của tình yêu muôn thuở.

Thời gian đongđầy bằng mỗi năm một lần gặp lại, đôi trai gái năm nào cũng đã trở thànhngười già trong bản. Ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại đến với nhau.Họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhaucùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào ngày 27/3- ngày mà nămnào họ quyết định chia tay. Dân làng đã dựng hai miếu thờ là “miếu Bà”và “miếu Ông” ngay chính nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình trai gái.Chợ tình Khau Vai cũng có tự ngày ấy cho đến tận bây giờ.

Giữamuôn trùng của vùng cao nguyên đá, đến đèo Mây vào tiết tháng ba âm lịchđể tận hưởng sự huyền ảo của phong cảnh hữu tình vùng cao, đứng trước“miếu Bà”, “miếu Ông” rêu phong phủ kín để nghe và nghĩ về một câuchuyện tình xa xưa. Người đến chợ không mua, không bán gì cả. Có ngườichỉ mong gặp lại bạn xưa, hay chia nhau một chén rượu thề, thả lòng mìnhtrong những câu hát giao duyên. Tất cả đều được say trong men say củarượu, của tình người, tình yêu đôi lứa.

Một đồng nghiệp ở HàGiang chia sẻ, đã thành lệ, người vợ không ghen chồng và người chồngcũng không ghen vợ khi băng đèo lội suối đến với chợ tình Khâu Vai.Người nam giới thắp nén hương lên miếu Bà. Người nữ giới thắp nén hươnglên miếu Ông để nhờ Bà, nhờ Ông giúp mình tìm thấy bạn hoặc đưa chân bạncũ đến với mình. Đêm chợ tình, ai cũng mong cho trời đừng sáng. Khisáng rồi lại mong ông mặt trời khoan hãy đi ngủ để họ mãi được bên nhau,để nghe những câu chuyện tình không bao giờ dứt...

Mời bạn đếnvới chợ tình Khau Vai để tận hưởng hương vị của phiên chợ có một khônghai còn giữ được bản sắc nguyên sơ của nó. Một lần đến với Hà Giang -miền biên cương cực Bắc Tổ quốc để thăm “Núi Cô Tiên, đỉnh Mã Pì Lèng,Cột cờ Lũng Cú và với... chợ tình Khau Vai”!./.

Công Hải (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cự Đà - làng cổ lưu dấu hồn xưa giữa phố thị

Cự Đà là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, sở hữu những căn nhà mang nét truyền thống, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, giao thoa hài hòa với vẻ cổ kính đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.