Thanh niên sử dụng cần sa có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt

Các nhà nghiên cứu Mỹ ước tính có tới 30% trường hợp tâm thần phân liệt ở nam giới trong độ tuổi từ 21-30 tuổi có thể phòng ngừa được bằng cách ngăn chặn rối loạn sử dụng cần sa.
Thanh niên sử dụng cần sa có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr)

Theo một nghiên cứu được được đăng trên tạp chí Psychological Medicine hôm 4/5, những nam thanh niên bị rối loạn sử dụng cần sa có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn.

Cụ thể, nghiên cứu phân tích chi tiết các dữ liệu từ hồ sơ sức khỏe của hơn 6 triệu người Đan Mạch trong 50 năm, qua đó ước tính tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt có thể do rối loạn sử dụng cần sa trên số dân.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra những bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa rối loạn sử dụng cần sa và bệnh tâm thần phân liệt ở cả hai giới, tuy nhiên ở nam giới trẻ tuổi thể hiện rõ ràng hơn.

[LHQ cảnh báo tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở người cao tuổi]

Sử dụng các mô hình thống kê, các nhà nghiên cứu ước tính có tới 30% trường hợp tâm thần phân liệt ở nam giới trong độ tuổi từ 21-30 tuổi có thể phòng ngừa được bằng cách ngăn chặn rối loạn sử dụng cần sa.

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tư duy, cảm nhận và hành xử của bệnh nhân. Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh này có thể mất nhận thức thực tế, khiến họ khó tham gia các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, hiện có các phương pháp điều trị hiệu quả cho cả chứng rối loạn sử dụng cần sa và tâm thần phân liệt.

Bà Nora Volkow, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc gia Mỹ về Lạm dụng ma túy đồng thời là tác giả nghiên cứu, cho rằng việc tiếp cận các sản phẩm cần sa đang trở nên dễ dàng, đòi hỏi mở rộng việc phòng ngừa, sàng lọc và điều trị cho những người có thể mắc các bệnh tâm thần liên quan đến việc sử dụng cần sa.

Bà nhấn mạnh đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, đòi hỏi phải có những hành động khẩn cấp và hỗ trợ người bệnh khi cần thiết./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.