Thay đổi và kỳ vọng vào FTA Trung Quốc-ASEAN trong năm 2015

Năm 2015 đánh dấu 5 năm kể từ khi FTA Trung Quốc-ASEAN có hiệu lực, các doanh nhân đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn trong nhiều năm qua và kỳ vọng vào một năm 2015 kinh doanh thuận lợi.

Tháng 1/2015 đánh dấu 5 năm kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có hiệu lực.

Các doanh nhân đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn trong nhiều năm qua và đang kỳ vọng vào một năm 2015 kinh doanh thuận lợi.

FTA Trung Quốc-ASEAN là FTA lớn nhất của các nước đang phát triển, với số dân đông nhất thế giới và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn thứ ba thế giới.

Năm 2010, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,76 triệu tấn hoa quả sang các nước ASEAN và nhập khẩu 2,14 tỷ tấn hoa quả từ khu vực này.

Lượng rau quả xuất khẩu quá cảnh qua cảng Pingxiang (Trung Quốc) đạt hơn 1 triệu tấn năm 2010 và 1,3 triệu tấn năm 2013.

Trung Quốc và ASEAN đã ký hỏa thuận khung ban đầu của FTA tại Campuchia vào năm 2002, thời điểm kim ngạch thương mại song phương đạt 54,8 tỷ USD và tăng lên 443,6 tỷ USD năm 2013.

Còn trong 11 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại song phương tăng 8% trong khi GDP bình quân đầu người tăng hơn gấp đôi ở 10 quốc gia có tham gia FTA trên.

FTA Trung Quốc-ASEAN đã góp phần tăng cường trao đổi giữa hai bên. Trong một thập niên qua, lượng người qua lại giữa đôi bên tăng từ 3,87 triệu lên 18 triệu.

Ông Xu Ningning, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-ASEAN, dự đoán hợp tác song phương sẽ phát triển hơn nữa trong năm 2015 với mục tiêu đưa kim ngạch thương mại lên 500 tỷ USD.

Theo ông Xu, năm 2015 là cơ hội tốt để Trung Quốc và ASEAN phát triển quan hệ hợp tác khi đây cũng là dịp kỷ niệm 65 thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Indonesia, 65 năm lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Việt Nam và 40 năm lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Philippines.

Tuy vậy, các chuyên gia khác tỏ ra thận trọng hơn và lưu ý tới những vấn đề cần phải khắc phục khi một số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ về các quy định của FTA và trách nhiệm xã hội.

Theo ông Yin Zonghua, Phó Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc, những rủi ro pháp lý đôi khi bị đánh giá thấp trong khi các kênh hỗ trợ pháp lý khá hạn chế.

Còn ông Zhang Yunling, Giám đốc viện nghiên cứu quốc tế thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng thị trường dịch vụ thương mại cũng là một thách thức cần vượt qua./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.