Thế thắng của Trump trong cuộc chiến với Trung Quốc sẽ sớm thay đổi?

Cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại cho Trung Quốc nhiều hơn là cho Mỹ, nhưng đến mùa Xuân, Trung Quốc có thể sẽ phát triển trong khi Mỹ tăng trưởng chậm lại,
 
Thế thắng của Trump trong cuộc chiến với Trung Quốc sẽ sớm thay đổi? ảnh 1Tàu chở container cập cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)

Trang mạng cnbc.com đưa tin các nhà kinh tế nhận định cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại cho Trung Quốc nhiều hơn là cho Mỹ, nhưng đến mùa Xuân, Trung Quốc có thể sẽ phát triển trong khi Mỹ tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là nếu mâu thuẫn giữa hai nước vẫn tiếp tục.

Theo các nhà kinh tế của Ngân hàng America Merrill Lynch (BofAML), sự suy giảm của Trung Quốc có thể bắt đầu đảo ngược trong vài tháng tới, chủ yếu do các tác nhân kích thích trong nước.

Đối với Mỹ, các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng sẽ chậm lại trong nửa cuối của năm 2019, với mức tăng trưởng dưới 2%, do các yếu tố kích thích tăng trưởng như cắt giảm thuế và chi tiêu giảm dần.

[Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Kẻ tự tin, người lo ngại]

Các nhà đàm phán thương mại đang họp tại Bắc Kinh trong tuần này và những bình luận tích cực xung quanh các cuộc đàm phán này đã giúp thị trường ổn định.

Các nhà kinh tế của BofAML lưu ý: "Cho đến nay, cuộc chiến thương mại đã tác động đến tăng trưởng của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với của Mỹ. Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi vào mùa Xuân tới.... Mỹ đã cố gắng giảm thiểu những tác động dội ngược lại từ các biện pháp thuế quan của mình bằng cách tránh áp thuế đối với các sản phẩm tiêu dùng cũng như tránh hoặc miễn thuế cho các sản phẩm khó thay thế. Dự báo các động thái tiếp theo sẽ 'đau đớn' hơn nhiều."

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng Trung Quốc có nhiều đòn bẩy hơn để đối phó với những ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế của họ, trong khi Mỹ có nguy cơ phải chứng kiến sự sụt giảm lòng tin.

Theo các nhà kinh tế của BofAML lưu ý: "Tác động của cuộc chiến thương mại đối với lòng tin của Mỹ dường như đang tăng lên. Cho đến gần đây, lòng tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà đầu tư dường như bị "phủ mạng nhện" khi họ không chắc chắn về chính sách. Mỹ đã đền bù lớn cho cuộc chiến thương mại - tích cực giảm thuế và tăng chi tiêu. Lúc này, với việc các yếu tố kích thích tăng trưởng đang yếu dần, niềm tin dường như nhạy cảm hơn với những tin tức mà chắc chắn sẽ bị bỏ qua trong quá khứ."

Doanh thu của Apple giảm, được công bố hồi tuần trước, cũng cho thấy Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến thương mại và khả năng gây thiệt hại nhiều hơn cho các công ty và nền kinh tế của Mỹ.

Apple đã đổ lỗi cho việc doanh thu giảm sút này phần lớn là do doanh số bán iPhone tại Trung Quốc giảm.

Nhưng các chuyên gia kinh tế của BofAML cũng nói rằng doanh thu của Apple giảm làm bộc lộ rõ sự yếu kém trong nền kinh tế Trung Quốc, trong khi các yếu tố khác có thể làm giảm doanh số của Apple, bao gồm cạnh tranh, giá cả, tẩy chay hàng hóa không chính thức của Mỹ và đồng tiền của Trung Quốc mất giá.

Các quan chức trong chính quyền ông Trump và chính Tổng thống đã chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại là lý do để Bắc Kinh ngồi vào bàn đàm phán.

Phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng hôm 6/1, Tổng thống Donald Trump nêu rõ: "Trung Quốc muốn vấn đề được giải quyết. Nền kinh tế của họ vận hành không tốt, và điều đó mang lại cho họ một động lực lớn để đàm phán."

Ngày 7/1, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố các biện pháp thuế quan của Mỹ đang khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc ngăn chặn sự bất ổn xã hội.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế Trung Quốc nên bắt đầu thay đổi.

Theo các nhà kinh tế của BofAML, Trung Quốc có nhiều lý do hơn để nới lỏng chính sách nhằm đối phó với cuộc chiến thương mại.

Tuần trước, Trung Quốc đã tiến hành thêm một đợt cắt giảm nhu cầu dự trữ ngân hàng nữa, và nhiều động thái đã được trông đợi.

Các nhà kinh tế của BofAML lưu ý: "Trung Quốc đang sử dụng toàn bộ các công cụ của họ để kích thích nền kinh tế - nới lỏng tiền tệ và tín dụng, giám tỷ giá đồng nội tệ, tăng chi tiêu và giảm thuế. Trong khi đó, Mỹ có ít lý do để nới lỏng chính sách. Chính sách tài khóa bị mắc kẹt trong sự bế tắc và việc đóng cửa chính phủ trên thực tế có nghĩa là một sự thắt chặt tài chính."

"Ngân hàng Dự trữ liên bang (Fed) có thể cắt giảm lãi suất, nhưng miễn cưỡng làm như vậy với nền kinh tế đã dư thừa việc làm. Họ cũng lo ngại rằng một phản ứng nhanh sẽ tạo ra sự rủi ro đạo đức bằng cách khiến phần còn lại của Washington mất cảnh giác trước các vấn đề chính sách của họ."

Cesar Rojas, chuyên gia kinh tế toàn cầu của Citigroup, cho biết ông nhìn thấy cơ hội đạt được một thỏa thuận vào lúc này, một phần vì động lực từ sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, nhưng không có gì đảm bảo sẽ đạt được thỏa thuận.

Chuyên gia này nói: "Có một cơ hội thuận lợi cho Mỹ và Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận. Tăng trưởng đang giảm nhẹ ở Trung Quốc, thị trường chứng khoán đã sụt giá ở Mỹ và Trung Quốc, và điều này về cơ bản mở ra một cơ hội thuận lợi. Điều này có thể xảy ra sớm."

Rojas cho biết nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh, mang lại cho họ nhiều đòn bẩy hơn với Trung Quốc, nơi mà yếu tố kích thích tăng trưởng cho đến nay đã không thể ngăn chặn sự suy giảm.

Nhưng điều đó sẽ thay đổi và Trung Quốc có thể ổn định khi tăng trưởng của Mỹ suy yếu vào cuối năm nay, chuyển lợi thế sang Trung Quốc. Có thể có một kịch bản là thời hạn ngày 1/3 trôi qua mà Mỹ không đưa ra đợt áp thuế mới.

Chuyên gia của Citigroup nhận định: "Ngay cả khi không tăng thuế, chúng tôi mô tả tình huống này là tình trạng 'bỏ ngỏ thuế quan.' Sự không chắc chắn này sẽ ảnh hưởng đến các quyết sách kinh tế, vốn đã bị tác động"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.