Công bố doanh nghiệp đa cấp bị xử phạt "kỷ lục" trong năm 2016

Thiên Ngọc Minh Uy bị xử phạt hành chính nhiều nhất năm 2016

Với số tiền xừ phạt hành chính lên tới hơn 1,5 tỷ đồng, công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy là doanh nghiệp đa cấp bị chính quyền địa phương xử phạt nhiều nhất trong năm 2016.
Thiên Ngọc Minh Uy bị xử phạt hành chính nhiều nhất năm 2016 ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Cloud Invest)

Với số tiền xử phạt hành chính lên tới hơn 1,5 tỷ đồng, công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy là doanh nghiệp đa cấp bị chính quyền địa phương xử phạt nhiều nhất trong năm 2016.

Phạt 5 doanh nghiệp hơn 3,5 tỷ đồng

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra, kiểm tra hoạt động đa cấp thì tính đến hết năm 2016 đã có hàng chục doanh nghiệp bị xử phạt và rút giấy phép.

Tính đến đầu năm 2016, có 67 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, nhưng đến cuối tháng 3/2017, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã giảm xuống còn 37 doanh nghiệp, (tương đương mức giảm 45% so với cuối năm 2015). Trong số này, có 15 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận, 12 doanh nghiệp chủ động chấm dứt hoạt động và 3 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Đáng chú ý, có nhiều doanh nghiệp liên tục bị địa phương xử phạt, trong đó đứng đầu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy với số tiền phạt gần 1,57 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Liên Minh Tiêu dùng Việt Nam cũng bị phạt 605,4 triệu đồng. Tiếp đến, Công ty cổ phần Everrichs bị phạt 537 triệu đồng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên sư Việt Nam bị phạt 430 triệu đồng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư-Thương mại Trường Giang Việt Nam cũng bị phạt 420 triệu đồng.

Thống kê cũng cho thấy, số tiền xử phạt của 5 doanh nghiệp trên đã chiếm hơn một nửa tổng số tiền mà các địa phương xử phạt trong lĩnh vực​ đa cấp trong năm 2016.

​Trong các vụ việc vi phạm, Hà Nội là địa phương xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia đa cấp nhiều nhất năm 2016 với số tiền gần 2,58 tỷ đồng. Tiếp đến là Đà Nẵng với số tiền xử phạt là 694,5 triệu đồng, Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 477 triệu đồng.

Mặc dù không phải là trung tâm kinh tế của cả nước, nhưng qua công tác kiểm tra, Sở Công Thương Điện Biên đã xử phạt trong lĩnh vực này lên tới 345,6 triệu đồng, ​đứng thứ 5 ​sau Hải Phòng.

Mức xử phạt với một số công ty đa cấp (Đơn vị: đồng):

Sẽ có Nghị định mới để quản lý hoạt động đa cấp

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, tổng doanh thu bán hàng đa cấp năm 2016 đạt khoảng 7.800 tỷ đồng, giảm khoảng 200 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương mức giảm khoảng 2,5%.

Trong số đó, doanh thu bán hàng đa cấp chủ yếu đến từ thực phẩm chức năng là 59% và mỹ phẩm là 24%. Ngoài ra, doanh thu từ đồ gia dụng chiếm 6,6%, doanh thu từ quần áo thời trang chiếm 2%, doanh thu từ thiết bị chiếm 0,5%, còn lại 8,2% là các mặt hàng khác.

Qua kiểm tra và đánh giá thực tế, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp rất thấp. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp chỉ đạt trung bình 2,2% và có trên 50% doanh nghiệp báo cáo lỗ.

Chính vì vậy, đóng góp thực sự của các doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước không đáng kể, chủ yếu đến từ thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chi trả, không phải từ thuế thu nhập doanh nghiệp.

​Trước nhiều diễn biến phức tạp của hoạt động đa cấp, Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2017 ​các cơ quan chức năng của Bộ sẽ duy trì thường xuyên hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, đặc biệt là ở các địa phương.

Bên cạnh đó, ​nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, trong quý 2/2017, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 42/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.