Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đối thoại là giải pháp cho xung đột tại Ukraine

Tổng thống Erdogan nêu rõ thiết lập đối thoại là con đường dẫn đến hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine và nước này sẽ tiến hành thảo luận với Nga về vấn đề Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đối thoại là giải pháp cho xung đột tại Ukraine ảnh 1Một cây cầu bị phá hủy trong xung đột tại thành phố Irpin, Ukraine. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đối thoại là con đường dẫn đến hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine và "không cần đến bên thứ ba" trong cuộc xung đột này.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan đã đưa ra khẳng định trên ngày 16/11 trong phát biểu họp báo sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali (Indonesia).

Tổng thống Erdogan nêu rõ thiết lập đối thoại là con đường dẫn đến hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành cuộc thảo luận với Nga về nhiều vấn đề hiện nay, trong đó có cuộc xung đột ở Ukraine.

[Họp Đại hội đồng LHQ: Việt Nam kêu gọi chấm dứt xung đột tại Ukraine]

Liên quan tới Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, sắp hết hạn ngày 19/11, Tổng thống Erdogan bày tỏ hy vọng thỏa thuận này sẽ được gia hạn. Ông nhấn mạnh cuộc xung đột đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng ngũ cốc từ Ukraine, khiến cho hàng triệu người trên thế giới rơi vào cảnh thiếu lương thực. Để khắc phục tình trạng này, các bên có thể thiết lập hành lang lương thực thông qua thỏa thuận ngũ cốc nói trên.

Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc làm trung gian là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen, được ký hôm 22/7 tại Istanbul và sẽ hết hạn vào ngày 19/11. Ukraine đã xuất khẩu được tổng cộng khoảng 10 triệu tấn ngũ cốc và các nông sản khác kể từ khi thỏa thuận được ký đến nay.

Ukraine là một trong những quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Cuộc xung đột ở nước này hồi tháng 2 đã khiến các cảng tại Biển Đen bị phong tỏa, làm tắc nghẽn con đường xuất khẩu chính của Ukraine./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.