Thủ tướng Anh ''thuê'' các doanh nhân kỳ cựu làm cố vấn về Brexit

Thủ tướng Theresa May sẽ đón tiếp các đồng chủ tịch của năm hội đồng doanh nghiệp, mới được thành lập để cố vấn về cách tạo các điều kiện kinh doanh tốt nhất tại Vương quốc Anh sau khi rời EU.
Thủ tướng Anh ''thuê'' các doanh nhân kỳ cựu làm cố vấn về Brexit ảnh 1Thủ tướng Anh Theresa May tham dự phiên họp nội các ở London. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Văn phòng chính phủ Anh cho biết Thủ tướng Theresa May sẽ đón tiếp các đồng chủ tịch của năm hội đồng doanh nghiệp, mới được thành lập để cố vấn về cách tạo các điều kiện kinh doanh tốt nhất tại Vương quốc Anh sau khi rời Liên minh châu Âu (EU).

Các đồng chủ tịch hội đồng trên là những tên tuổi hàng đầu trong giới doanh nhân, mỗi hội đồng sẽ có khoảng 10 thành viên, đại diện cho các lĩnh vực chủ chốt trong nền kinh tế Anh, cũng như một đại diện đến từ các nhóm doanh nhân quan trọng của đất nước.

Năm hội đồng vừa được thành lập gồm Hội đồng Viễn thông, sáng tạo, công nghệ và truyền thông; Hội đồng Công nghiệp, hạ tầng và sản xuất; Hội đồng Doanh nghiệp nhỏ và giới chủ; Hội đồng Dịch vụ tài chính, giáo dục và hướng nghiệp; và Hội đồng Tiêu dùng, bán lẻ và khoa học đời sống.

[Báo Anh: London và EU đạt thỏa thuận tạm thời về dịch vụ tài chính]

Thông cáo báo chí của văn phòng trên cho biết sau cuộc gặp đầu tiên này, bà May sẽ đặt ra các mục tiêu của mình và thảo luận các vấn đề như sản lượng, đầu tư quốc tế.

Trước đó, hãng xếp hạng tín dụng Fitch của Mỹ đã cảnh báo nhiều nguy cơ liên quan đến giai đoạn chuyển tiếp được dự báo nhiều khó khăn của Brexit.

Theo Fitch, sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trên chính trường Anh về Brexit cũng như các vấn đề liên quan mối quan hệ trong tương lai giữa Anh và EU đã cản trở tiến trình đàm phán Brexit và làm gia tăng nguy cơ về một Brexit không thỏa thuận.

Kịch bản xấu này sẽ phá vỡ các hoạt động hải quan, thương mại và kinh tế. Cơ quan này dự báo tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh có thể giảm từ mức 1,7% của năm 2017 xuống còn 1,3% trong năm nay.

Trong khi đó, hãng xếp hạng tín dụng toàn cầu S&P cũng đánh giá tiêu cực về nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.