Thủ tướng Italy Matteo Renzi phản đối trao quyền nhiều hơn cho Anh

Thủ tướng Italy Matteo Renzi cảnh báo trong thỏa thuận về Brexit sẽ không thể có việc trao quyền nhiều hơn cho nước Anh so với các nước khác bên ngoài Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Italy Matteo Renzi phản đối trao quyền nhiều hơn cho Anh ảnh 1Thủ tướng Italy Matteo Renzi. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Ngày 29/9, Thủ tướng Italy Matteo Renzi cảnh báo trong thỏa thuận về Brexit (việc Anh rời Liên minh châu Âu) sẽ không thể có việc trao quyền nhiều hơn cho nước Anh so với các nước khác bên ngoài Liên minh châu Âu (EU).

Ông Matteo Renzi cho biết quyết định đồng ý rời bỏ EU của người dân Anh là "tồi" nhưng cần phải tôn trọng quyết định này, nếu không thì kết quả cuộc trưng cầu ý dân là vô nghĩa.

Người đứng đầu Chính phủ Italy cũng nhấn mạnh các cuộc đàm phán không thể bắt đầu một khi Chính phủ Anh chưa chính thức kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon.

Trong khi đó, tổ chức nghiên cứu "The Institute for Government" đã chỉ trích sự "im lặng" của Thủ tướng Anh Theresa May về vấn đề Brexit và kêu gọi bà Theresa May cần làm rõ các dự định và lộ trình của Chính phủ Anh đối với vấn đề này.

Ngoài ra, "The Institute for Government" cũng nhận định quá trình chuẩn bị Brexit sẽ khiến Chính phủ Anh tốn kém 65 triệu bảng Anh mỗi năm.

Trước đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson tuyên bố Anh nên rút khỏi EU trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 5/2019. Tuy nhiên, ông lại từ chối khẳng định Anh sẽ kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon trong những tháng đầu của năm tới.

Anh đang bị các thành viên EU và hàng triệu người nước này bỏ phiếu ủng hộ rút khỏi EU gây áp lực đòi bắt đầu quy trình chính thức rút khỏi EU.

Nhưng một số nhà lập pháp và các giới chức nói rằng chính phủ chưa có đủ thời gian để chuẩn bị cho một lập trường thương thuyết rõ ràng, và nếu bắt đầu tiến trình rút khỏi EU quá sớm, Anh có thể sẽ nhận được một "thỏa thuận tồi," bất lợi.

Theo các chuyên gia, tiến trình đàm phán giữa Anh và EU về mối quan hệ mới sẽ kéo dài ít nhất 2 năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.