Thủ tướng Malaysia công bố các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế

Thủ tướng Malaysia Najib Razak tái khẳng định chính phủ sẽ không áp đặt kiểm soát vốn nhưng thay vào đó sẽ thực hiện các biện pháp ngắn và trung hạn để củng cố nền kinh tế.
Thủ tướng Malaysia công bố các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế ảnh 1Thủ tướng Malaysia Najib Razak. (Nguồn: THX/TTXVN)

Ngày 14/9, tại thủ đô hành chính Putrajaya, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã công bố một số biện pháp mới để hỗ trợ nền kinh tế nước này trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều thách thức đối với môi trường toàn cầu.

Tại cuộc họp báo sau cuộc họp Hội đồng Kinh tế hàng tuần tại Putrajaya, ông Najib nhắc lại rằng chính phủ sẽ không áp đặt kiểm soát vốn, nhưng thay vào đó sẽ thực hiện các biện pháp ngắn và trung hạn để củng cố nền kinh tế.

Các biện pháp bao gồm Kích hoạt lại quỹ ValueCap, được thành lập vào năm 2002, để hỗ trợ cổ phiếu được định giá thấp, với quy mô khoảng 20 tỷ RM (gần 5 tỷ USD); Kêu gọi các công ty của chính phủ và địa phương sử dụng lợi nhuận thu được từ đầu tư ngoài nước vào đầu tư các dự án trong nước; Thành lập nhiều cửa hàng cung cấp các mặt hàng với giá cả hợp lý như Kedai 1Malaysia để hỗ trợ người dân; Thiết lập thêm 16 trung tâm khám chữa bệnh chuyên khoa trong năm nay và 33 trung tâm nữa vào năm tới; Tiếp tục cấp học bổng cho sinh viên Malaysia mặc dù đồng ringgit yếu; và Phân bổ thêm 80 triệu RM (gần 20 triệu USD) cho chiến dịch quảng bá du lịch y tế tại các thị trường trọng điểm, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ.

Ông Najib cho biết thêm, Chính phủ Malaysia vẫn duy trì cam kết thực hiện củng cố tài chính để đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách ở mức 3,2% GDP trong năm 2015.

Hiện nền kinh tế Malaysia đang đi đúng hướng để đạt được tăng trưởng GDP từ 4,5-5,5% trong cả năm 2015. Trong nửa đầu năm 2015 tăng trưởng GDP của Malaysia đạt 5,3% và dự kiến sẽ tăng hơn nữa vào năm 2016.

Theo Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Najib, các biện pháp bổ sung khác sẽ được công bố trong Ngân sách năm 2016, dự kiến được đưa ra vào cuối tháng 10/2015./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.