Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ phản đối chuyển sang hệ thống chính phủ liên bang

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tuyên bố sẽ từ chức nếu nước này bỏ phiếu đồng ý kế hoạch sửa đổi hiến pháp trong cuộc trưng cầu dân ý cuối tuần này.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ phản đối chuyển sang hệ thống chính phủ liên bang ảnh 1Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Sputnik, ngày 14/4, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tuyên bố ông sẽ từ chức nếu nước này bỏ phiếu đồng ý kế hoạch sửa đổi hiến pháp trong cuộc trưng cầu dân ý cuối tuần này, từ đó chuyển từ chính phủ nghị viện hiện nay sang chính phủ liên bang.

Phát biểu tại buổi gặp với các tổ chức phi chính phủ tại thủ đô Ankara, ông Yildirim cho biết: "Những người, vốn không thể tạo ra điều gì, nói rằng hiện là thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từ bỏ hệ thống trung ương tập quyền. Nói cách khác, sẽ có một chính phủ trung ương và nhiều chính phủ nhỏ… Sao có thể như vậy? Nếu hệ thống liên bang như vậy xuất hiện thì tôi sẽ ngay lập tức từ chức vị trí người đứng đầu đảng và vị trí thủ tướng hiện thời.”

[Hơn 50% cử tri Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý với kế hoạch sửa đổi hiến pháp]

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ ra một hệ thống liên bang sẽ là một lựa chọn nhạy cảm cho nước này, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với các phong trào ly khai tại các khu vực Đông Nam.

Trước đó cùng ngày, thủ lĩnh đảng Phong trào Dân tộc Chủ nghĩa (MHP) Devlet Bahceli, người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc trưng cầu dân ý sắp tới về thay đổi Hiến pháp thông qua việc ủng hộ đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền hồi đầu năm nay, đã kêu gọi chính phủ đảm bảo rằng kế hoạch sửa đổi Hiến pháp sẽ không chuyển Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một hệ thống liên bang.

Ngày 21/1 vừa qua, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua kế hoạch sửa đổi hiến pháp, qua đó tăng quyền lực của Tổng thống lên cao hơn cơ quan lập pháp và tư pháp.

Nếu các cử tri Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu đồng ý với kế hoạch sửa đổi hiến pháp trong cuộc trưng cầu cuối tuần này thì Tổng thống đương nhiệm sẽ tiếp tục là người đứng đầu chính đảng mà ông ta đại diện, điều mà pháp luật hiện nay không cho phép.

Dự kiến cuộc trưng cầu về sửa đổi hiến pháp sẽ diễn ra vào ngày 16/4 tới./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.