Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng dịch vụ kỹ thuật được áp dụng trong khám, chữa bệnh của tất cả các chuyên khoa. Hằng năm, hàng trăm kỹ thuật mới được cập nhật và triển khai thực hiện, việc điều trị thành công những ca bệnh khó luôn đạt tỷ lệ cao trong cả nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bệnh viện liên tiếp có nhiều đột phá trong các lĩnh vực điều trị kỹ thuật cao, chuyên sâu. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Công nhân làm việc tại nhà máy sợi Huế thuộc Công ty Cổ phần Dệt may Huế (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN) Làng Mỹ Lam thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) có nghề chằm nón lá lâu đời với 80% số hộ trong làng làm nghề, phục vụ du lịch, lễ hội và thị hiếu của khách hàng. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Ngư dân Thừa Thiên-Huế đóng mới tàu công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm... Trong ảnh: Du khách tham quan Đại nội-Huế. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm... Trong ảnh: Điện Thái Hoà nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN) Làng hoa Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế trồng nhiều loại hoa phục vụ thị trường Tết. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Cầu Hải Vân 2, cây cầu dài nhất trên tuyến thi công hầm đường bộ Hải Vân 2, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế và Thành phố Đà Nẵng, dự kiến hoàn thành trong quý 4/2020. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm...Trong ảnh: Khách du lịch tham quan Đại Nội-Huế. (Ảnh: Quốc Việt/ TTXVN) Huyện Quảng Điền là địa phương có vùng rau chuyên canh lớn nhất của Thừa Thiên-Huế với diện tích hơn 300 ha, trong đó rau trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trên 70 ha. Trong ảnh: Vùng sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO vinh danh. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN) Tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có trên 7.000 ha mặt nước được đưa vào nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi nước lợ 5.000 ha, còn lại nuôi nước ngọt. Trong ảnh: Nuôi thủy sản trên Phá Tam Giang, huyện Phú Vang. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Đua thuyền trên sông Hương, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2009. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN) Bên cạnh cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế còn có những bãi biển đẹp, khu nghỉ dưỡng chữa bệnh sang trọng, các khu du lịch sinh thái,… là những điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Trong ảnh: Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, nằm dưới chân đèo Bắc Hải Vân với bãi biển dài 10km, cát trắng mịn thoai thoải, độ sâu trung bình dưới 1m. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Khu du lịch Laguna Lăng Cô thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) do Công ty TNHH Laguna Việt Nam - Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) làm chủ đầu tư với tổng vốn 875 triệu USD. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN) Nông dân Thừa Thiên-Huế gieo cấy lúa vụ Đông Xuân. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Công ty TNHH Kim Sora (Thừa Thiên-Huế) tăng ca sản xuất để tăng số lượng khẩu trang, kịp thời phân phối cho thị trường phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Khu văn hóa đa năng Dã Viên với diện tích khoảng 10,5ha, có thiết kế mang tính chất truyền thống, bảo tồn các giá trị lịch sử trong khu vực, phù hợp với cảnh quan; hình thành một điểm nhấn mỹ quan trên sông Hương, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng Thừa Thiên-Huế xanh, sạch, sáng và đề án "Huế - thành phố bốn mùa hoa." (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) được đầu tư nâng cấp để đạt công suất 5 triệu hành khách (đến 2020) và 9 triệu hành khách (đến năm 2030). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Đường cao tốc La Sơn-Túy Loan (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) nối tỉnh Thừa Thiên-Huế với Thành phố Đà Nẵng, chạy vắt qua những cánh rừng thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Tỉnh Thừa Thiên-Huế có 56 hồ chứa thuỷ lợi, 6 hồ thủy điện, trên 300 đập dâng phục vụ cho nhiều mục đích như thủy lợi, thủy điện, phòng chống thiên tai, cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, cải tạo môi trường sinh thái. Trong ảnh: Hồ chứa nước Tả Trạch nằm ở phía thượng nguồn sông Hương, có dung tích khoảng 650 triệu m3 nước. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng dịch vụ kỹ thuật được áp dụng trong khám, chữa bệnh của tất cả các chuyên khoa. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bệnh viện liên tiếp có nhiều đột phá trong các lĩnh vực điều trị kỹ thuật cao, chuyên sâu. Trong ảnh: Ca phẫu thuật vi phẫu bằng ứng dụng camera 3D phóng đại tại trung tâm chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Trung ương Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Thừa Thiên-Huế có nhiều điểm tham quan thu hút du khách, trong đó nổi bật nhất là cố đô Huế với hệ thống di tích, di sản triều Nguyễn, các đền, chùa, lăng tẩm... Trong ảnh: Khách du lịch tham quan cố đô Huế bằng xe xích lô. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 4 khu neo đậu tránh trú bão và 1 âu thuyền cho tàu cá có quy mô sức chứa từ 300-1.000 tàu cỡ 300 CV, đảm bảo phát triển kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ tài sản, tính mạng của ngư dân… Trong ảnh: Tàu thuyền tại khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải, huyện Phú Vang. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Rừng ngập mặn như những bức bình phong bảo vệ an toàn cho thuyền bè neo đậu và nhà cửa của người dân phía trong đầm phá Tam Giang ở khu vực xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có trên 7.000 ha mặt nước được đưa vào nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi nước lợ 5.000 ha, còn lại nuôi nước ngọt. Trong ảnh: Nuôi tôm trên cát ở huyện Quảng Điền. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Hành lá được xác định là một trong những cây trồng chủ lực ở Thừa Thiên-Huế, với diện tích hiện có trên 400 ha, được trồng quanh năm, thích hợp trên nhiều loại đất, giá bán và đầu ra ổn định, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/ha/năm, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Thành phố Huế - thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế có sức hút lớn đối với các dòng khách du lịch văn hóa, du lịch trở về cội nguồn, du lịch sinh thái và các loại du lịch đặc sắc khác của cả nước. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế Huế lần thứ III - năm 2019 được tổ chức tại thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế). (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Thừa Thiên-Huế tăng trưởng toàn diện sau 45 năm ngày giải phóng
45 năm qua, Thừa Thiên-Huế đã đạt nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.
25/03/2020 15:20