Thương mại điện tử Việt Nam - thị trường tiềm năng của Hàn Quốc

Danh mục sản phẩm Hàn Quốc bán chạy nhất trên Shopee Việt Nam là sản phẩm làm đẹp. Từ tháng 1-8 năm nay, số lượng đơn hàng tích lũy của các sản phẩm làm đẹp đã tăng 90% so với cùng kỳ năm 2022.
Thương mại điện tử Việt Nam - thị trường tiềm năng của Hàn Quốc ảnh 1Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ở mức 16,4 tỷ USD, tương đương mức tăng khoảng ba lần trong vòng 5 năm qua. (Nguồn: Kyanon)

Shopee Korea, một trong những trang thương mại điện tử lớn ở khu vực Đông Nam Á, cho biết Việt Nam hiện đang thu hút sự chú ý như một thị trường phát triển nhanh chóng khi đứng đầu về số lượng đơn hàng và đứng thứ 2 về doanh số bán hàng trong số tất cả các thị trường mà Shopee có tổ chức sự kiện giảm giá quy mô lớn "Ngày siêu mua sắm 9/9" (9/9 Super Shopping Day).

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ở mức 16,4 tỷ USD, tương đương mức tăng khoảng ba lần trong vòng 5 năm qua.

[Việt Nam là mắt xích cung ứng mới nổi của Thương mại Điện tử toàn cầu]

Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer của Mỹ cũng đã chọn Việt Nam là một trong "5 quốc gia tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới."

Trên thực tế, có tới khoảng 75% người dùng Internet tại Việt Nam mua sắm thông qua thương mại điện tử. Số tiền mua hàng trung bình hàng năm của mỗi người đã tăng hơn hai con số so với năm trước và sức mua cũng ngày càng tăng.

Danh mục sản phẩm Hàn Quốc bán chạy nhất trên Shopee Việt Nam là sản phẩm làm đẹp. Từ tháng 1-8 năm nay, số lượng đơn hàng tích lũy của các sản phẩm làm đẹp đã tăng 90% so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp đến là số lượng đơn đặt hàng trong danh mục “sở thích” tức các sản phẩm đặc biệt liên quan đến K-pop và “thực phẩm.”

Đặc biệt, trong lĩnh vực sở thích, ngay từ đầu năm đã ghi nhận số lượng lớn album với giá cao được tiêu thụ.

Tính đến hết tháng Tám số lượng đơn đặt hàng tích lũy đã tăng 109% và doanh số cũng tăng 278% so với năm ngoái.

Khi các sản phẩm Hàn Quốc trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam, người bán hàng Hàn Quốc cũng đang đạt được những kết quả đáng chú ý.

Trong lĩnh vực làm đẹp, các thương hiệu gia nhập sớm, bao gồm cả những sản phẩm bán chạy nhất hiện nay như COSRX và Some By Me, cũng cho thấy thành tích đáng chú ý.

Thương hiệu mỹ phẩm nội địa mới khai trương Torriden và d'Alba cũng ghi nhận mức tăng trưởng từ tháng 1-8/2023 lần lượt gấp gần 28 lần và 20 lần về số lượng đơn đặt hàng so với cùng kỳ năm 2022.

Phân tích cho thấy người tiêu dùng tại Việt Nam có xu hướng coi trọng các sản phẩm chăm sóc da hơn các sản phẩm trang điểm do đó các mặt hàng làm đẹp của Hàn Quốc với chất lượng được đảm bảo đã "lấy lòng" được người tiêu dùng địa phương.

Shopee Korea cũng dự đoán nhu cầu về các sản phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam, bao gồm cả sản phẩm làm đẹp, dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được cho là những nơi thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Hàn Quốc cao nhất. Lý do là vì xu hướng tiêu dùng của người Việt thường bắt đầu trước tiên ở hai thành phố này rồi sau đó lan sang các tỉnh, thành khác. Đối tượng khách hàng chính cũng thường là nữ giới ở độ tuổi từ 20 cho đến giữa 30, những người nhạy cảm với xu hướng và chịu ảnh hưởng lớn từ Làn sóng Hàn Quốc (Hallyu).

Kwon Yoon-ah, Giám đốc Shopee Korea, cho biết: "Thị trường Việt Nam, nơi có số lượng người bán là người Hàn Quốc tương đối ít so với các thị trường khác ở Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Philippines, là 'một đại dương xanh' được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.