Thụy Sĩ lo ngại về tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Thụy Sĩ lo ngại tình trạng phong tỏa phòng dịch COVID-19 ở Thượng Hải, Trung Quốc, cũng như tình hình tại Ukraine làm gián đoạn dòng chảy toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế nước này.
Thụy Sĩ lo ngại về tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh 1Hoạt động vận chuyển hàng hóa tại Cảng Container Quốc tế Yantian ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu khiến lĩnh vực máy móc, kỹ thuật điện và kim loại (MEM) của Thụy Sĩ bị cản trở cho dù nhu cầu cao.

Martin Hirzel, Chủ tịch Hiệp hội ngành công nghiệp Swissmem, cho rằng "không thể mơ tưởng" đến cải thiện sắp tới trên thị trường toàn cầu khi sự gián đoạn gây ra bởi đại dịch COVID-19, sau đó là cuộc xung đột ở Ukraine.

Khoảng 1.300 doanh nghiệp trong hiệp hội có rất nhiều đơn đặt hàng đang chờ xử lý và nhu cầu cao nhưng họ thường không thể giao hàng vì các chuỗi cung ứng bị “lạc nhịp hoàn toàn.”

Chủ tịch Hirzel cho biết thêm tình trạng phong tỏa hiện tại ở Thượng Hải để phòng dịch cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn, khiến hàng hóa xuất khẩu đi qua thành phố lớn nhất Trung Quốc này trong những tuần tới sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ lại càng làm gián đoạn dòng chảy toàn cầu.

[Nhật Bản lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh tại Trung Quốc]

Trung Quốc đã trở nên quan trọng như một điểm đến cho xuất khẩu công nghiệp của Thụy Sĩ kể từ khi có thỏa thuận thương mại tự do giữa hai nước vào năm 2014.

Trung Quốc hiện chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành MEM của Thụy Sĩ và là thị trường quan trọng giúp ngành công nghiệp phục hồi sau làn sóng đầu tiên của đại dịch.

Theo Swissmem, lĩnh vực này bị ảnh hưởng vào năm 2020 - giống như toàn bộ nền kinh tế Thụy Sĩ - nhưng đã phục hồi mạnh mẽ vào năm ngoái, khi đơn đặt hàng tăng 26,5%.

Tuy nhiên, tổng doanh thu năm ngoái trong lĩnh vực sử dụng khoảng 320.000 lao động này vẫn thấp hơn mức đỉnh năm 2018.

Chủ tịch Hirzel nhận định mặc dù các giao dịch của Thụy Sĩ với các nhà cung cấp gần hơn về mặt địa lý đang chứng kiến sự phục hồi, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.