Thụy Sĩ vừa nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế

Thụy Sĩ đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này từ 1,4% lên 1,8% trong năm 2013 và từ 2,1% lên 2,3% trong năm 2014.
Cơ quan phụ trách chính sách kinh tế của Chính phủ Thụy Sĩ (SECO) vàNgânhàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB - Ngân hàng Trung ương) vừa cùng nâng dự báotăngtrưởng kinh tế của nước này, khi môi trường bên ngoài ổn định hơn cũngnhư cácngành kinh tế trong nước mạnh hơn.

Ngày 19/9, SECO đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế Thụy Sĩnăm 2013lên 1,8%, so với ước tính tăng 1,4% được đưa ra hồi giữa tháng Sáu vànăm 2014lên 2,3%, từ mức 2,1%.

Sự cải thiện này chủ yếu nhờ môi trường toàn cầu, đặc biệt là sự phụchồi bắtđầu được nhen nhóm ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Suy thoái kinh tế ở Eurozone dường như đã chạm đáy và cuộc khủng hoảngnợ tiếptục được kiểm soát trong mấy tháng gần đây. Cho dù mức độ phục hồi giữacác nướctrong khu vực này khác nhau, nhưng đây là một động lực tích cực vìEurozone làđối tác thương mại lớn nhất của Thụy Sĩ.

SECO dự kiến ​​tỷ lệ thất nghiệp trung bình của Thụy Sĩ sẽ là 3,2% trongnăm nayvà năm tới, giảm nhẹ so với mức 3,3%/năm được dự báo trước đây.

Theo SECO, Thụy Sĩ tiếp tục hưởng lợi từ một nền kinh tế trong nước mạnhmẽ nhờmức độ ổn định của dòng người nhập cư, lãi suất thấp và gần như không cólạmphát.

Cùng ngày, SNB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Thụy Sĩ năm 2013từ 1-1,5%lên 1,5-2%. Dự báo tăng trưởng GDP được nâng lên sau khi đạt mức tăngtrưởng0,5% trong quý II/2013, cao hơn dự kiến. Trong khi lĩnh vực dịch vụ tăngtrưởngmạnh mẽ, nhưng giá trị tăng thêm của xuất khẩu lại giảm. Tuy nhiên, SNBcho rằngxuất khẩu trong nửa cuối năm của Thụy Sĩ có thể khá hơn nhờ nhu cầu bênngoài ổnđịnh hơn.

Trong khi nâng dự báo tăng trưởng kinh tế, SNB vẫn giữ nguyên lãi suấtcơ bản ởmức 0-0,25%, để tránh những sức ép tăng giá đối với đồng franc nếu cácđiều kiệntiền tệ bị thắt chặt.

Ngân hàng này cũng nhắc lại cam kết ngăn chặn việc đồng franc tăng giáquá mạnhso với đồng euro, bằng việc mua vào ngoại tệ nếu cần để duy trì sàn lãisuất ởmức 1,2 franc/euro như trong 2 năm qua.

Dù vậy, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ cũng nhấn mạnh đến những vấn đề daidẳngtrong kinh tế toàn cầu, như các vấn đề về cơ cấu ở châu Âu, triển vọngyếu kémhơn của các nền kinh tế mới nổi và các diễn biến chính trị tại TrungĐông có thểlà yếu tố bất lợi đối với giá dầu.

SNB cũng dự báo giá tiêu dùng ở Thụy Sĩ năm 2013 có thể giảm 0,2%, thayvì giảm0,3% như dự kiến trước đó và năm 2014 có thể tăng 0,3%, thay vì tăng0,2%, trongkhi dự báo lạm phát năm 2015 được giữ nguyên ở mức 0,7.

Cho đến nay, nền kinh tế Thụy Sĩ vẫn là một trong những điểm sáng ở khuvực châuÂu. Tuy nhiên, lĩnh vực xuất khẩu - từng là động lực chính thúc đẩy tăngtrưởngkinh tế của Thụy Sĩ - lại đang có dấu hiệu chậm lại. Việc đồng francmạnh lêncũng đã làm ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu và ngành du lịch của ThụySĩ./.
(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.