Ngày 25/12, chủ trì Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc ghi nhận và đánh giá sau 13 năm hoạt động, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Bộ Chính trị phân công.
Những kết quả đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và hoạt động của các tổ chức đoàn thể địa phương trong vùng. Điều đó được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao.
Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh mặc dù kết thúc hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc theo tinh thần Nghị quyết số 18-TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), Quyết định số 104-QĐ/TW, ngày 28/11/2017 của Bộ Chính trị, song để tiếp tục tạo điều kiện cho vùng Tây Bắc phát triển một cách bền vững, toàn diện, quốc phòng, an ninh được bảo đảm một cách vững chắc, hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và các địa phương trong vùng tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc cần tiếp thu các ý kiến thảo luận để hoàn thiện cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và đề xuất, kiến nghị một số nhiệm vụ với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ một số nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai thực hiện.
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện để sắp xếp tổ chức cán bộ tham mưu của Ban sau khi kết thúc hoạt động để Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho công chức, người lao động một cách hợp lý nhất; sắp xếp hồ sơ tài liệu lưu trữ và bàn giao con dấu về Văn phòng Trung ương theo quy định; kiểm kê tài sản, thanh quyết toán theo quy định gửi về Văn phòng Chính phủ.
Đối với các địa phương trong vùng, ông Nguyễn Văn Bình đề nghị các địa phương nghiên cứu, xem xét, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận, bố trí hợp lý cho công chức, người lao động của Ban Chỉ đạo khi thực hiện Quyết định số 104-QĐ/TW ngày 28/11/2017 của Bộ Chính trị về kết thúc hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc.
Các địa phương tập trung các biện pháp, giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra trong năm 2018; thực hiện tốt công tác thu ngân sách trên địa bàn; quản lý hiệu quả nguồn chi ngân sách; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thu hút nguồn lực đầu tư vào địa phương.
Các địa phương chủ động ứng phó với thiên tai, cần quyết liệt trong việc di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục; quan tâm chăm lo đời sống kinh tế-xã hội cho người dân. Nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, giữ gìn đại đoàn kết dân tộc; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm quốc phòng-an ninh, hoạt động của tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy...
Năm 2017, tình hình kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc phát triển ổn định; kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) ước đạt 8,43% so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng; thu nhập bình quân đầu người đạt 30,75 triệu đồng, tăng 2,25 triệu đồng so với năm 2016. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 36,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với kế hoạch năm.
Sản xuất nông, lâm nghiệp được chú trọng theo hướng bền vững, phát huy lợi thế của từng tiểu vùng; sản xuất công nghiệp, xây dựng tiếp tục phát triển, các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ được phát huy; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 138,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 153,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2016.
Năm 2017, có thêm 106 xã được công nhận đạt chuẩn, đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn vùng lên 318 xã, đời sống dân cư trong vùng cơ bản được ổn định; công tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh và phúc lợi xã hội được các cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực.
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, chủ quyền biển đảo biên giới quốc gia được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn, đổi mới cả về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phương thức hoạt động; công tác dân tộc, tôn giáo, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc được cải thiện, nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc và miền núi được giữ vững và ổn định.
Thực hiện Nghị quyết số 18-TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Quyết định số 104-QĐ/TW, ngày 28/11/2017 của Bộ Chính trị về kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, để tạo điều kiện cho vùng Tây Bắc phát triển một cách bền vững, toàn diện, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cũng đã đề xuất, kiến nghị một số vấn đề với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tưởng Chính phủ tiếp tục quan tâm xem xét, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư về phát triển kinh tế-xã hội cho vùng Tây Bắc
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương đã ghi nhận và đánh giá cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc trong những năm qua, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng Tây Bắc.
Các đại biểu cũng kiến nghị, đề nghị sau khi kết thúc hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, cần có các cơ chế, chính sách ưu tiên đặc thù cho phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc; đặc biệt ưu tiên tiếp tục cân đối, bố trí bổ sung nguồn vốn thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách trong giai đoạn từ nay đến năm 2020; ưu tiên công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ và phát triển 3 loại rừng trên địa bàn vùng Tây Bắc và các đề án phát triển cây dược liệu; Đề án giảm nghèo bền vững đối với các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao vùng Tây Bắc; công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo trên địa bàn vùng Tây Bắc./.
Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Chung tay dọn rác đổ về lòng hồ thủy điện sau bão lũ
Theo ước tính, khối lượng rác trong vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang sau bão lũ thuộc địa bàn các huyện Na Hang và Lâm Bình là hơn 25.000m3, với diện tích mặt nước bị ảnh hưởng hơn 4.500ha.
Quảng Ninh: Cơ hội chuyển dịch kinh tế của thành phố trẻ Đông Triều
Không còn là một vùng quê thuần nông, đến nay thị xã Đông Triều đã trở thành một mắt xích quan trọng trong kết nối tỉnh Quảng Ninh với nhiều địa phương.
Bình Định đề nghị xem xét lại quy định về kích cỡ cá ngừ vằn được khai thác
Tại Bình Định, ngư dân đang gặp khó vì “vướng” quy định tại phụ lục V của Nghị định về kích thước cá ngừ vằn được phép đánh bắt (chiều dài nhỏ nhất cho phép đánh bắt là 500mm).
Hà Nội: Di dời quả bom nặng hơn 1.000kg, có độ nguy hiểm cao ở gần cầu Long Biên
Với mức độ nguy hiểm được đánh giá là mất an toàn cao, Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên đã báo cáo với cơ quan cấp trên, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn và tổ chức di dời.
Chọn nghề, định hướng nghề nghiệp: Lựa chọn tương lai
Nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, do đó lựa chọn cho mình một nghề phù hợp sẽ góp phần đưa đến sự thành công trong công việc nhờ sự nỗ lực mỗi ngày.
Nâng cấp Quốc lộ 62: Kỳ vọng tạo sức bật phát triển vùng Đồng Tháp Mười
Dự kiến cuối năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải tiến hành nâng cấp Quốc lộ 62, tạo cú hích thúc đẩy sự phát triển của vùng Đồng Tháp Mười.
Quốc hội khóa XV: Đánh giá thêm tác động quy định thông cấp khám bệnh, chữa bệnh
Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Điều 27 để khắc phục những bất cập hiện nay.
Chống lãng phí: Từ việc đào vỉa hè cho đến các đại dự án
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mới đây về chống lãng phí đã khái quát một cách toàn diện các dạng thức lãng phí đang phổ biến - đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Đội K53 xuất quân làm nhiệm vụ quy tập mộ liệt sỹ mùa khô năm 2024-2025
Sáng 24/10, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ xuất quân cho Đội K53 lên đường triển khai nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sỹ tại Lào và Campuchia mùa khô năm 2024-2025.
Hà Nội hiện vẫn còn 94 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trong các sơ sở tư nhân
Nhờ tuyên truyền, số lượng gấu bị nuôi nhốt trên địa bàn Hà Nội (đặc biệt là tại huyện Phúc Thọ) đã giảm đáng kể, song hiện vẫn còn gần 100 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các sơ sở tư nhân.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án cháy karaoke An Phú làm 32 người thiệt mạng
Trong tổng số 7 bị can bị khởi tố có 6 bị can sẽ đưa ra xét xử; còn bị can Nguyễn Duy Linh (cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy) đã qua đời vào tháng 6/2023 do bệnh lý.
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến BHYT đối với bệnh hiểm nghèo
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục.
Vụ phòng khám “chui” ở Gia Lai: “Thay tên đổi họ” với chủ đích lừa đảo
Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, cơ sở PK ĐHY Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bảng hiệu sai có chủ đích để tạo niềm tin; thay tên đổi họ, giả danh bác sỹ, nhân viên y tế để khám-chữa bệnh trái phép.
Gỡ khó nguồn cung cát đắp nền đường dự án cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long
Trước việc thiếu nguồn cát đắp nền đường các dự án cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra giải pháp nhằm tìm nguồn vật liệu bổ sung cho nhà thầu thi công.
Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 ở Phú Thọ: Cần khai thông những vướng mắc
Theo ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Hà Tĩnh: Tìm thấy thi thể hai nam sinh trôi dạt vào bờ biển
Khoảng 16 giờ ngày 22/10, sau giờ tan học, em Đ.T.D và Tr.P.S rủ nhau xuống biển Xuân Thành chơi, sau đó, gia đình không thấy các em về nhà nên đã tìm kiếm và trình báo cơ quan chức năng.
Tăng cường giải pháp chống sạt lở, thiếu nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tới đây sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các phương án xây hồ chứa nước ngọt; phòng chống sạt lở lòng, bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Sẽ hoàn thành hơn 73km đường gom dân sinh trên các tuyến cao tốc Bắc-Nam
Các đường gom dân sinh được địa phương kiến nghị bổ sung để tạo điều kiện cho việc đi lại của người dân được thuận lợi hơn sẽ được Bộ Giao thông Vận tải bố trí nguồn vốn để hoàn thành.
Chương trình 1719 - đòn bẩy quan trọng cho vùng khó khăn ở Phú Thọ
Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Phú Thọ đang từng bước được nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719.
Sinh Tồn Đông: Nơi tình yêu Tổ quốc hóa thành sức mạnh
Đến với đảo Sinh Tồn Đông, giữa biển trời mênh mông Tổ quốc, tất cả đều được chứng kiến cuộc sống và sự cống hiến thầm lặng của những người lính đảo nơi đầu sóng ngọn gió.
Bốn giải pháp chống lãng phí: Truy trách nhiệm cá nhân
Cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng, trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là hết sức quan trọng.
Hỗ trợ sách cho học sinh sau bão: Để không gián đoạn hành trình đi tìm con chữ
Tính đến hết ngày 22/10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ủng hộ hơn 3.000 bộ sách giáo khoa và gần 800 triệu đồng cho học sinh, giáo viên và người dân các vùng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể
Trong thời gian qua, liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại nhiều địa phương khiến nhiều học sinh hay công nhân phải nhập viện.
Thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, trong đó có chỉ tiêu về hạ tầng quan trọng, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp cùng thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung triển khai các nội dung phân cấp, phân quyền, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử
Ngày 23/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Thời tiết ngày 24/10: Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão
Từ 1 giờ ngày 24/10 đến 1 giờ ngày 27/10, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, sau có khả năng đổi hướng Tây Nam và di chuyển chậm lại.
Bình Phước tập trung đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm
Cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành có chiều dài 128,8 km với 4 làn xe, vận tốc dự kiến 100-120 km/h, được thực hiện ngay từ năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.
Xóa nhà tạm: Giúp người dân tỉnh Bắc Giang xóa nghèo bền vững
Tỉnh Bắc Giang đã huy động kinh phí, ngày công, nguyên vật liệu, đồ dùng sinh hoạt trị giá gần 78 tỷ đồng; đã triển khai khởi công, hoàn thành và bàn giao 1.351 nhà, đạt 97% kế hoạch xóa nhà tạm 2024.
Thủ tướng gặp gỡ đại diện cộng đồng Việt Nam tại Liên bang Nga
Chiều 23/10/2024 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga.