Tiêu hủy hơn 21.000 đơn vị sản phẩm hàng giả nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc

Tổng trị giá hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy lên tới 3.707.128.000 đồng, gồm 21.320 đơn vị sản phẩm các loại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng nhập không đảm bảo sức khỏe.

Lực lượng chức năng giám sát tiêu hủy hàng vi phạm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Lực lượng chức năng giám sát tiêu hủy hàng vi phạm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Đại diện Tổng cục Quản lý Thị trường cho biết ngày 29/2, tại Nhà máy Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất, dịch vụ, thương mại Môi Trường Xanh, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh) đã giám sát thực hiện buộc tiêu hủy hàng hóa đối với 62 quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Quản lý thị trường Thành phố ban hành.

Theo đó, tổng trị giá hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy lên tới 3.707.128.000 đồng, gồm 21.320 đơn vị sản phẩm các loại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng ngoại nhập không đảm bảo sức khỏe ngời tiêu dùng gồm mặt hàng quần áo, thực phẩm, mỹ phẩm, giày dép, thuốc lá điện tử, sisha, thuốc tân dược, phụ tùng xe gắn máy và ôtô, phụ kiện điện thoại…

Phương thức tiêu hủy được áp dụng là đốt tiêu hủy trong lò đốt 2 cấp có hệ thống xử lý đồng bộ; đối với mặt hàng đường cát được tiêu hủy bằng hình thức hòa tan, pha loãng, xử lý trong hệ thống xử lý chất thải.

Toàn bộ quá trình tiêu hủy hàng hóa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về môi trường, có sự giám sát chặt chẽ của Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị phối hợp./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.