Tiêu thụ thời trang Hồi giáo toàn cầu sẽ đạt 311 tỷ USD vào năm 2024

Theo BI, lĩnh vực thời trang Hồi giáo của Indonesia cần thâm nhập thị trường toàn cầu, khi mức tiêu thụ thời trang Hồi giáo trên thế giới được dự báo sẽ tăng lên 311 tỷ USD trong 3 năm tới.
Tiêu thụ thời trang Hồi giáo toàn cầu sẽ đạt 311 tỷ USD vào năm 2024 ảnh 1Một cuộc trình diễn thời trang Hồi giáo. (Nguồn: suara.com)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) dự báo mức tiêu thụ thời trang Hồi giáo toàn cầu sẽ tăng lên 311 tỷ USD vào năm 2024, so với 277 tỷ USD vào năm 2019.

Vụ trưởng kinh tế và tài chính Hồi giáo của Ngân hàng trung ương Indonesia, Bambang Himawan ngày 9/10 cho biết chi tiêu cho lĩnh vực thời trang Hồi giáo năm 2019 của nước này đã đạt 16 tỷ USD và nằm trong số 5 quốc gia có mức chi tiêu cao nhất, sau Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Pakistan. Do vậy cần phát triển thời trang Hồi giáo quốc gia để lĩnh vực này có thể thâm nhập thị trường toàn cầu.

Ngân hàng trung ương Indonesia đang hợp tác với nhiều đối tác chiến lược khác nhau để khuyến khích phát triển các sản phẩm halal của Indonesia, như thời trang Hồi giáo, thông qua các nền tảng thương mại điện tử khác nhau như việc tổ chức sự kiện lễ hội Kinh tế Sharia Indonesia (ISEF) năm 2021.

[Cuộc xâm nhập gene Z bằng các thiết kế đầy mê hoặc của Valentine]

Lĩnh vực thời trang Hồi giáo, vốn là đầu tàu trong ngành công nghiệp halal của quốc gia này, đã đứng thứ 3 trên thế giới trong quý 2/2021. Ông Himawan cũng cho biết sự phát triển nhanh chóng cho thấy sự cấp thiết của việc phát triển ngành công nghiệp halal trong khuôn khổ nền kinh tế và tài chính Hồi giáo toàn diện để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế quốc gia.

Phát triển lĩnh vực công nghiệp halal áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái chuỗi giá trị halal bao gồm năm lĩnh vực chính là nông nghiệp tổng hợp, thực phẩm halal, thời trang Hồi giáo, du lịch halal và năng lượng tái tạo.

Do đó, Ngân hàng trung ương đã tổ chức Chương trình công nghiệp sáng tạo Sharia của Indonesia với hơn 500 thành viên kinh doanh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thực phẩm halal và thời trang trên khắp quốc gia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.