Đây là “khối đá nặng” mà ngành công thươngkhông chỉ phải “vần” trong hơn 20 ngày còn lại của năm 2009 mà còn tiếp tục phải“gồng gánh” sang cả năm 2010.
Chính vì vậy, tâm điểm của cuộc họp Bộ Công Thương ngày 7/12 lại một lầnnữa chỉ nhằm vào các giải pháp để khắc phục hậu quả “bão” kinh tế 2009 và dồnsức hoàn thành kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Phải coi sản xuất là “gốc”
Quan tâm đến tăng giá trị xuất khẩu và giảm nhập siêu là hết sức cần thiếtvào thời điểm “nước sôi lửa bỏng” này nhưng không vì thế mà xem nhẹ tăng nănglực sản xuất bởi sản xuất công nghiệp là “gốc” còn xuất khẩu chỉ là phần “ngọn”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào khẳng định năm 2009, sản xuất côngnghiệp của Việt Nam tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Theoông Hào, song song với nhiệm vụ gia tăng kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệpngành công thương phải tập trung đẩy mạnh sản xuất trong nước, nâng cao chấtlượng sản phẩm, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp.
“Nếu sản xuất công nghiệp trong nước không đảm bảo thì xuất khẩu ắt sẽ cóvấn đề”, ông Hào cảnh báo.
Đại diện Tập đoàn Dệt may cũng cho biết, đến thời điểm này, các đơn hàngxuất khẩu hàng dệt may còn nhiều nhưng đa số doanh nghiệp không thể tổ chức sảnxuất để tăng sản lượng được do gặp khó khăn về lao động, về nguồn cung nguyênphụ liệu cho ngành dệt may.
Đặc biệt, năm 2009 sắp qua nhưng các chương trình trọng điểm của ngành dệtmay như trồng bông nguyên liệu cũng chưa thể triển khai hiệu quả do vướng cơ chếtài chính; còn mục tiêu xây dựng trung tâm nhuộm vẫn chưa thực hiện được. Trongkhi đó, xuất khẩu hàng dệt may hiện chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu xuấtkhẩu của Việt Nam .
Cũng như ngành dệt may, đại diện Hiệp hội chế biến gỗ cho rằng, hiện naycó một xu hướng có lợi cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam là đa số khách hànglớn ở Mỹ, châu Âu đang muốn thay đổi nguồn cung ứng các sản phẩm gỗ từ TrungQuốc sang Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành gỗ phụ thuộc tới 80% nguyên liệu vào nhập khẩu. Thêm vàođó, lao động cho ngành chế biến gỗ cũng đang thiếu trầm trọng. Chính vì vậy,Chính phủ và Bộ Công Thương cần sớm xây dựng các chính sách đặc thù phát triểnvùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, nhất là các vùng nguyên liệu ởtrong nước và các nước càng gần Việt Nam càng tốt.
Thứ trưởng Hào cũng cho rằng lo đủ điện cho sản xuất là một vấn đề cực kỳquan trọng. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cầnphải tính tới các phương án lo điện cho năm 2010 và nhất là trong mùa khô; trongđó đẩy mạnh mua điện Trung Quốc, đẩy nhanh các dự án nguồn điện mới và tích nướccác hồ thủy điện để đảm bảo nước cho phát điện mùa khô cũng như nước cho sảnxuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt với EVN và các bộ ngành liênquan để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các công trình lưới điện.Ngoài ra ngành dầu khí cần sớm đưa các nhà máy nhiệt điện chạy khí vào hoạt độngổn định để tăng sản lượng phát lên lưới bởi nhiệt điện khí vẫn hiệu quả hơnnhiều so với nhiệt điện chạy dầu diesel.
Ngoài ra, một nhiệm vụ quan trọng lúc này là xúc tiến việc mua mỏ than vàmua than ở nước ngoài để đáp ứng nhu cầu than cho sản xuất công nghiệp nói chungvà sản xuất điện trong nước.
Để chuẩn bị cho kế hoạch 2010 và các cân đối vĩ mô, Thứ trưởng Bộ CôngThương Bùi Xuân Khu cho rằng các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương phải rà soátcác dự án, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhằm sớm đưa các dự án như dự ánDAP Đình Vũ, các dự án sản xuất đạm, điện đi vào hoạt động ổn định để tăng giátrị sản xuất công nghiệp.
Bộ sẽ phối hợp chặt với doanh nghiệp và chủ trì cũng như báo cáo Thủ tướngchỉ đạo kịp thời để tháo gỡ các khó khăn phát sinh.
Tiếp tục kiềm chế nhập siêu, đẩy mạnh xuất khẩu
Thứ trưởng Thường trực Bùi Xuân Khu khẳng định thời gian hơn 20 ngày cònlại khó có thể xoay chuyển tình thế nhưng mọi cố gắng nhằm kiềm chế nhập siêu vàtăng giá trị xuất khẩu vẫn sẽ góp phần quan trọng vào thu hẹp khoảng cách vềđích.
Theo ông Khu, sau cuộc họp với Chính phủ tuần vừa qua, Bộ Công Thương đãhọp với các ngân hàng và các bộ ngành liên quan để có biện pháp kiềm chế nhậpkhẩu một số mặt hàng xa xỉ như mỹ phẩm, điện thoại di động, thực phẩm, ôtô,rượu.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn tổ chức thu mua ngoại tệchợ đen, chuyển vào tài khoản để nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, nhất là ôtô. Dovậy Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cần quyết liệt phối hợp với Cục quản lý thịtrường và các bộ ngành liên quan áp dụng các biện pháp “mạnh tay” hơn trong việckiềm chế nhập siêu.
Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng khác là ngành xăng dầu phải cân đối sửdụng tối đa sản phẩm xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, tính toán giảm hợplý lượng dự trữ xăng dầu cũng như tăng cường xuất khẩu sang thị trường khu vực.
Nhằm tạo đà cho sản xuất, tăng sức cạnh tranh và xuất khẩu, cần tiếp tụcđẩy nhanh công tác xúc tiến thương mại, mở cổng giao dịch điện tử vùng, cải cáchhành chính, thủ tục hải quan.
Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, để đẩy mạnhxuất khẩu nông sản trong đó có các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩunhư gạo, tiêu, điều, cà phê, Vụ Xuất nhập khẩu cần phối hợp chặt chẽ với cáchiệp hội ngành hàng để tổ chức thu mua, dự trữ chân hàng cho niên vụ xuất khẩu2010 sắp tới, tránh tình trạng tự phát thu mua dẫn tới sốt giá hoặc giảm giá độtngột.
Ông Biên cũng lưu ý, từ tháng 1/2010, các nước EU sẽ áp dụng Luật truysuất nguồn gốc thủy sản ngoài khơi. Vì vậy, ngành thủy sản phải nhanh chóngtriển khai các giải pháp đối phó với tình hình bất lợi cho xuất khẩu này.
"Cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, của Bộ Công Thương, các bộ ngànhliên quan cần quyết liệt vào cuộc, cùng chung tay gánh vác mới mong vượt qua“bão 2009” và dồn sức vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch 5 năm2006-2010", Thứ trưởng Khu kết luận./.