Tình trạng thiếu hụt lao động tại Anh có thể kéo dài 3-5 năm tới

Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và đại dịch COVID-19 bùng phát đã "giáng một đòn mạnh" đối với thị trường lao động, gây ra tình trạng thiếu nhân công lớn nhất trong nhiều năm.
Tình trạng thiếu hụt lao động tại Anh có thể kéo dài 3-5 năm tới ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong bối cảnh nền kinh tế Anh vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân công ở mức cao nhất trừ trước đến nay, Giáo sư Donald Houston thuộc Đại học Portsmouth cảnh báo tình trạng này có thể kéo dài từ 3-5 năm nữa. 

Theo Giáo sư Houston, chính việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và đại dịch COVID-19 bùng phát đã "giáng một đòn mạnh" đối với thị trường lao động, gây ra tình trạng thiếu nhân công lớn nhất trong nhiều năm. 

Dữ liệu do Văn phòng Thống kê quốc gia (ONS) Anh, công bố ngày 14/6, cho thấy lượng việc làm còn trống đã tăng lên mức kỷ lục, là 1,3 triệu, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2022, tăng 500.000 so với trước đại dịch.

Con số này đã liên tiếp lập kỷ lục kể từ 6 tháng cuối năm 2021. Trong quý đầu tiên của năm 2022, lần đầu tiên kể từ khi ONS theo dõi con số này, số người thất nghiệp ít hơn so với việc làm còn trống trên khắp nước Anh.

[Đức đang phải vật lộn trước thực trạng thiếu hụt lao động]

Giáo sư Houston cho biết các nhà tuyển dụng Anh đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc tuyển đủ lao động, kéo theo những xáo trộn tại sân bay hay nhiều chuyến bay bị hủy hàng loạt trong kỳ nghỉ lễ.

Tình trạng thiếu nhân công tại Anh càng trở nên rõ ràng khi nước này dỡ bỏ việc phong tỏa để phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều người đã phải nghỉ việc sớm do mắc hội chứng COVID-19 kéo dài.

Ước tính, Anh mất khoảng 100.000 lao động châu Âu so với thời kỳ trước đại dịch. Đầu tháng này, khảo sát của ONS cho thấy khoảng 2 triệu người ở Anh mắc hội chứng COVID-19 kéo dài. 

Giáo sư Houston nhận định do các vấn đề dài hạn, nên Anh sẽ cần 3-5 năm nữa mới có thể tuyển đủ lao động./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.