Tòa án Công lý châu Âu tuyên bố Ba Lan vi phạm luật pháp EU

Tòa án Công lý châu Âu, ngày 5/11 đưa ra phán quyết Ba Lan đã vi phạm luật EU với cuộc cải cách ngành tư pháp vào năm 2017.
Tòa án Công lý châu Âu tuyên bố Ba Lan vi phạm luật pháp EU ảnh 1(Nguồn: Getty Images)

Ba Lan đã vi phạm luật Liên minh châu Âu (EU) với cuộc cải cách ngành tư pháp vào năm 2017, theo đó quyết định giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với thẩm phán và đưa ra quy định về tuổi nghỉ hưu theo giới tính đối với thẩm phán của Tòa án Tối cao.

Đây là phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu, đưa ra ngày 5/11.

Phán quyết này là một đòn giáng vào chính phủ theo đường lối dân tộc và hoài nghi châu Âu của Ba Lan trong cuộc chiến pháp lý kéo dài với Ủy ban châu Âu.

Cơ quan này tuyên bố Warsaw đã không tôn trọng sự thượng tôn pháp luật tại nước này khi làm suy yếu tính độc lập của các tòa án.

[Ủy ban châu Âu kiện Ba Lan về hình thức kỷ luật các thẩm phán]

Trước đó, năm 2017, đảng Pháp luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan đã thông qua một đạo luật giảm tuổi nghỉ hưu của thẩm phán tại các tòa án bình thường và các công tố viên và tuổi nghỉ hưu sớm của thẩm phán tại Tòa án Tối cao xuống 60 tuổi đối với nữ và 65 tuổi đối với nam, từ mức ban đầu là 67 tuổi cho cả hai giới.

Luật cũng trao cho Bộ trưởng Tư pháp, một chính trị gia thuộc đảng cầm quyền, quyền hạn kéo dài thời gian làm việc của các thẩm phán tại các tòa án bình thường sau tuổi nghỉ hưu mới nói trên.

Ủy ban châu Âu - cơ quan hành pháp của EU, có vai trò bảo vệ luật pháp EU, tuyên bố các luật này đi ngược lại luật của EU và đã kiện Ba Lan ra Tòa án Công lý châu Âu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.