Tòa án Tây Ban Nha ngăn cản cựu thủ lĩnh xứ Catalonia nhậm nghị sỹ EP

Ngày 14/6, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã ngăn cản cựu Phó Thủ hiến xứ Catalonia Oriol Junqueras nhậm chức nghị sỹ trong Nghị viện châu Âu (EP).
Tòa án Tây Ban Nha ngăn cản cựu thủ lĩnh xứ Catalonia nhậm nghị sỹ EP ảnh 1Cựu Phó Thủ hiến vùng Catalonia Oriol Junqueras. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 14/6, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã ngăn cản cựu Phó Thủ hiến xứ Catalonia Oriol Junqueras nhậm chức nghị sỹ trong Nghị viện châu Âu (EP).

Cụ thể, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã ra phán quyết bác bỏ việc cho phép ông Junqueras ra tù vào ngày 17/6 tới để có thể tham gia lễ tuyên thệ tôn trọng hiến pháp Tây Ban Nha tổ chức tại Quốc hội nước này.

Đây là bước đi cần thiết đối với những người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử EP hồi tháng Năm vừa qua, trước khi họ chính thức trở thành nghị sỹ EP.

Theo tòa án, nếu cho phép ông Junqueras tới tham dự lễ tuyên thệ vào ngày 17/6 tới đồng nghĩa với việc tạo thuận lợi cho nhân vật này được phép tới Brussels để tuyên thệ nhậm chức nghị sỹ trong phiên khai mạc Nghị viện châu Âu vào ngày 2/7 tới.

Tòa án lập luận rằng việc này sẽ đẩy toàn bộ tiến trình xét xử lâm vào "thế nguy hiểm không thể đảo ngược" do cơ quan chức năng của Tây Ban Nha sẽ mất kiểm soát về xét xử đối với bị cáo Junqueras, hiện đang ngồi tù sau khi bị bắt kể từ tháng 11/2017.

[Tây Ban Nha: 4 cựu thủ lĩnh xứ Catalonia bị đình chỉ tư cách nghị sỹ]

Ông Junqueras đối mặt với án tù tới 25 năm vì tội nổi loạn và lạm dụng quỹ công liên quan tới vai trò của ông này trong nỗ lực ly khai bất thành xứ Catalonia khỏi Tây Ban Nha hồi tháng 10/2017, sau tiến trình xét xử kéo dài 4 tháng vừa kết thúc ngày 12/6 vừa qua.

Hồi tháng 10/2017, cựu Thủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont và chính quyền vùng đã tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về quy chế độc lập cho vùng lãnh thổ này bất chấp lệnh cấm từ tòa án.

Sau đó, vùng Catalonia đơn phương tuyên bố tách ra độc lập với Tây Ban Nha.

Những động thái này buộc chính quyền trung ương Madrid phải can thiệp, lấy lại quyền kiểm soát trực tiếp, giải tán chính quyền vùng và kêu gọi bầu cử sớm.

Ông Puigdemont và một số quan chức phải rời khỏi Tây Ban Nha trong khi những người ở lại đang bị xét xử tại Madrid./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.