Toàn cảnh cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, nguy cơ rời Eurozone
Chương trình cứu trợ Hy Lạp sẽ hết hiệu lực theo đúng kế hoạch vào ngày 30/6. Các bộ trưởng tài chính Eurozone đã "từ chối gia hạn cho chương trình cứu trợ."
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bước vào cuộc đàm phán mang tính quyết định với bộ ba chủ nợ gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Các chủ nợ cũng đang cân nhắc kéo dài chương trình cứu trợ cho Hy Lạp tới cuối tháng 11 tới, theo đó, Athens có thể nhận được công cụ tài chính trị giá 15,3 tỷ euro.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras thông báo nước này sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 5/7 tới để quyết định về chương trình cải cách và thắt lưng buộc bụng nhằm đổi lấy gói cứu trợ.
Bộ trưởng các nước Eurozone cho biết chương trình cứu trợ Hy Lạp sẽ hết hiệu lực theo đúng kế hoạch vào ngày 30/6 sau khi Hy Lạp kêu gọi trưng cầu dân ý về kế hoạch cải cách.
Quốc hội Hy Lạp đã phê chuẩn kế hoạch trưng cầu dân ý về đề xuất mới nhất liên quan tới một thỏa thuận cho vay của nhóm chủ nợ là Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Bộ trường Tài chính Áo Hans Joerg Schelling tuyên bố việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone "đến nay gần như là điều không thể tránh khỏi" và Athens sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Eurogroup chính thức từ chối gia hạn thêm 1 tháng chương trình cứu trợ tài chính dành cho Hy Lạp, làm tăng nguy cơ đẩy Athens vào tình trạng vỡ nợ và phải ra khỏi Eurozone.
Theo Thủ tướng Pháp Manuel Valls, ECB không nên cắt viện trợ cho các ngân hàng Hy Lạp và mặc dù ECB là một định chế độc lập, song ngân hàng này cũng phải gánh vác trách nhiệm.
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết tổ chức này đang theo dõi chặt chẽ cuộc khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp đồng thời sẵn sàng hỗ trợ “khi cần.”
Hy Lạp đã quyết định đóng cửa các ngân hàng từ tối 28/6 và áp đặt biện pháp kiểm soát vốn nhằm ngăn chặn tình trạng hỗn loạn tài chính sau khi các cuộc đàm phán rơi vào bế tắc.
Ngân hàng Trung ương Macedonia đã ra lệnh cho tất cả các ngân hàng của nước này rút các khoản tiền gửi tại các ngân hàng ở Hy Lạp và cho biết đã áp dụng “các biện pháp phòng ngừa.”
Hy Lạp đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ khi các Bộ trưởng Tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu vừa từ chối gia hạn thêm một tháng chương trình cứu trợ.