Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV đạt 1,65 triệu tỷ đồng

Nguồn vốn tín dụng của BIDV tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, dư nợ bán lẻ tăng 25%; doanh nghiệp vừa và nhỏ, FDI tương ứng tăng 15% và 21%.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV đạt 1,65 triệu tỷ đồng ảnh 1Toàn cảnh hội nghị trực tuyến của BIDV. (Ảnh: Vietnam+)

Ngày 7/1/2022 tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác Đảng và công tác kinh doanh năm 2022.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng 16,3% so với 2020, giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Lợi nhuận đạt kế hoạch năm 2021 Ngân hàng Nhà nước giao.

Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn huy động đạt 1,61 triệu tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,49 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2020, chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi toàn ngành.

[BIDV dành 200.000 tỷ đồng, lãi suất 5% cho vay khách hàng cá nhân]

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,65 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020, tuân thủ giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao (12%) và chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng. Nguồn vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng bền vững, dư nợ bán lẻ tăng 25% so với năm 2020, dư nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương ứng tăng 15% và 21%.

Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN kiểm soát ở mức 0,81%, giảm 0,73% so với năm 2020, đảm bảo mục tiêu Ngân hàng Nhà nước giao năm 2021 (<1,6%). Tỷ lệ nợ nhóm 5 ở mức 0,42%, giảm 0,82% so với năm 2020.

BIDV cũng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Tỷ lệ trang trải nợ xấu (dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/dư nợ xấu) đạt 235%, mức cao nhất trong các năm gần đây.

Hiện vốn điều lệ của ngân hàng đạt 50.585 tỷ đồng, tăng 10.365 tỷ đồng so với năm 2020, giữ vững vị trí đứng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Vốn chủ sở hữu đạt 81.065 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2020.

Năm 2021, BIDV cũng chủ động giảm 7.900 tỷ đồng thông qua giảm lãi suất cho vay, giảm phí, cơ cấu lại nợ, đưa ra các gói tín dụng lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân phục hồi sản xuất kinh doanh./.

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV đạt 1,65 triệu tỷ đồng ảnh 2
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Biểu tượng Boeing tại nhà máy ở Renton, Washington, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Boeing bán công ty con để có thêm nguồn thu

Boeing cho biết sẽ bán Digital Receiver Technology, công ty sản xuất thiết bị không dây cho các cơ quan tình báo, cho Thales Defense & Security, công ty điện tử quốc phòng lớn nhất châu Âu.