TP. HCM quan tâm đến công nghệ xử lý nước ngầm của Hàn Quốc

Daeyangenbio khởi nghiệp từ năm 1991 và đến nay đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị nhà máy nước.

Tại Triển lãm ​Công nghệ ​Năng lượng và Môi trường Việt Nam 2017 (Entech 2017) được tổ chức mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, công nghệ xử lý nước ngầm mang ten D​EHASS Process của công ty Hàn Quốc Daeyangenbio đã nhận được sự quan tâm của các sở ban ngành địa phương.

Daeyangenbio khởi nghiệp từ năm 1991 và đến nay đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị nhà máy nước, điều hành trung tâm đốt chất thải và bùn khô, dự án giảm lượng bùn...

Với nguồn nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp hiện đang cung cấp các dịch vụ giải quyết các vấn đề kỹ thuật môi trường một cách toàn diện.

TP. HCM quan tâm đến công nghệ xử lý nước ngầm của Hàn Quốc ảnh 1Khách tham quan gian hàng của DAEYANGENBIO. (Nguồn: Aving)

Tại Entech 2017, Daeyangenbio giới thiệu phương pháp xử lý nước ngầm mới được cấp bằng sở hữu đặc biệt.

Đại diện công ty cho biết, Daeyangenbio hiện đang hợp tác với các doanh nghiệp địa phương, ký kết MOU giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước nhằm triển khai dự án về mặt kỹ thuật.

Đại diện Daeyangenbio, ông Park Jong Un cho biết: “Công ty dự định tiến hành chương trình đào tạo vào tháng 11 năm nay nhằm xây dựng mạng lưới kỹ sư và đào tạo không chỉ các doanh nghiệp địa phương mà cả các học sinh ở nước sở tại với tiêu chuẩn cao.”

Sau Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Daeyangenbio sẽ tiến tới mở rộng thị trường ra Hà Nội và các tỉnh phía Bắc./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.