Lựợng khách đến và đi khá lớn, ước tính khoảng 5.000 lượt/ngày, tăng 15%/nămvà ước đoán mức đóng góp kinh tế của du lịch "Tây balô" là 15.600 tỉ đồng/năm, chothấy khu vực này có tiềm năng phát triển loại hình du lịch "Tây balô" độc đáo” - tiến sĩ Nguyễn Đức Trí, Khoa du lịch trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ ChíMinh cho biết.
Khu phố Tây balô
Theo ông Trí, du lịch hình thức balô đã hình thành từ lâu trên thế giới đóng gópkhông nhỏ vào ngân sách của mỗi quốc gia. Tại Đông Nam Á, hình thức này đã pháttriển ở nhiều nước với ba trục chính: trục bão hòa gồm TháiLan-Malaysia-Singapore; trục suy giảm gồm Indonesia-Philippines và trục mới nổi làViệt Nam-Lào-Campuchia.
Từ một khu phố gần ga xe lửa Sài Gòn (trước đây), gần chợ Bến Thành, gần vị trítrung tâm thành phố, khách du lịch quốc tế khắp nơi tìm về khu phố Phạm Ngũ Lão,họ thường đeo ba lô đi tìm chỗ ăn, uống và chỗ trọ với giá cả hợp lý, bình dân,nên người dân ở đây quen gọi họ là “Tây balô.”
Lúc đầu, chỉ vài nhà ngăn phòngcho thuê; dăm căn nhà tụ tập nấu các món ăn “Tây” để bán phục vụ du khách; đếncác anh xe ôm hào hiệp, nhiệt tình với dăm câu tiếng anh đủ để giao tiếp và đưađón khách của những năm 1990.
Đến nay, khu phố "Tây balô" Phạm Ngũ Lão-hay nói cách khác “khu phố du lịchPhạm Ngũ Lão” không chỉ là con đường Phạm Ngũ Lão mà còn mở rộng ra cả phườngPhạm Ngũ Lão.
Hiện trên địa bàn có trên 1.000 cơ sở kinh doanh liên quan đến hoạt động dulịch, trong đó có 103 doanh nghiệp phục vụ lữ hành, 208 khách sạn, nhà nghỉ.Ngoài ra, những nhà hàng mini, quán cà phê nhìn ra hè phố, phòng tranh, cửahàng lưu niệm, cửa hàng sách cổ, cùng nhiều loại hình dịch vụ du lịch khác đãtạo nên sự năng động của khu vực này. Do đó, khu vực này đã được ví như Sài Gònthu nhỏ.
Khác biệt mới lạ được đánh giá cao của khu phố Phạm Ngũ Lão là cảnh quan sốngđặc trưng với những con hẻm nhỏ có nhịp sống sôi động và tính dễ gần gũi vớingười dân địa phương. Sự phong phú và đa dạng của các dịch vụ, mua bán cũng làmột giá trị hiếu khách riêng có của Thành phố Hồ Chí Minh mà một phần tiêu biểuđược thể hiện ở Khu phố Phạm Ngũ Lão.
Nhờ đó, ngoài nhóm du khách có công việcổn định, thường trú tại các nước trong khu vực bán kính trung bình 2-4 giờ bayđến thành phố hay nhóm du khách đến làm việc ngắn hạn tại thành phố và nhómkhách du lịch giải trí, đều chọn khu phố Phạm Ngũ Lão để lưu trú.
Ngoài ra, tại đây có sự kết nối giao thông giữa các tuyến đường trung tâm tớicác đầu mối giao thông chính lưu thông ra sân bay, nhà ga. Các loại hình chuyênchở cũng đa dạng, nhanh chóng tập trung khá đông như xe taxi, xe buýt, xe ôm…đãtạo cơ hội cho du khách khi lựa chọn tiếp cận địa điểm lưu trú, du lịch.
Nhờ những lợi thế về địa lý, giao thông kể trên mà lượng khách tới Khu phố PhạmNgũ Lão ngày càng tăng. Không những thế, sự thu hút du khách balô đến Khu phốPhạm Ngũ Lão cũng nhờ vào sự nỗ lực của doanh nghiệp du lịch.
Thông qua các chương trình quảng bá lữ hành, các chính sách thu hút du kháchcủa khách sạn và các hoạt động quảng bá từ các tạp chí. Do đó, mặc dù khu dulịch Tây balô được hình thành một cách tự phát trong hơn 10 năm qua do nhu cầucủa khách du lịch, nhưng đến nay hoạt động này ngày càng phát triển mạnh mẽ, cóý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương, góp phần tạo nên sựđa dạng, phong phú khi khách đến tham quan thành phố.
Xây dựng thương hiệu du lịch Phạm Ngũ Lão
Xây dựng thương hiệu khu du lịch Phạm Ngũ Lão không chỉ là sự đầu tư xây dựng cơsở hạ tầng về giao thông, bến bãi, hay kiến trúc khu lưu trú với phong cách năngđộng nhưng vẫn mang nét đặc trưng của người Nam Bộ. Bên cạnh đó, phải xây dựngthương hiệu khu di lịch này ngay từ những loại hình dịch vụ phục vụ du khách củacác công ty tư nhân.
Ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch thành phố nhận định, khu du lịch Phạm Ngũ Lão có rất nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, tuy nhiênkhông thể không nhận thấy những hạn chế của khu vực Phạm Ngũ Lão.
Do được hình thành một cách tự nhiên thông qua nhu cầu khách hàng nên khôngcó yếu tố xây dựng phát triển của một khu du lịch được quy hoạch bài bản cóchính sách đầu tư, có chiến lựợc phát triển rõ ràng. Vì thế các hoạt động dịchvụ, du lịch tại đây do cạnh tranh khu vực nên chất lựợng chưa cao.
Hơn nữa, do tự nhiên phát triển, sản phẩm chưa đa dạng do đó khó thu hút lâudài theo từng loại khách du lịch. Mặt khác, các dịch vụ tại khu vực này nóichung dù đã rất cố gắng phục vụ du khách nhưng hiện nay đa phần do khối tư nhânđầu tư, mà tính đoàn kết để xây dựng thương hiệu chung còn hạn chế, dẫn đến sựphát triển của các công ty còn chậm, chi phí giá thành cao, tính cạnh tranh khốcliệt dẫn đến cung cấp chất lượng dịch vụ không đồng đều.
Bà Đặng Thị Ne, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Dulịch Trần Đăng cho biết, hiện nay hệ thống dịch vụ du lịch tại đây hầu hết docác công ty tư nhân quản lý do đó cần xây dựng chuẩn du lịch và dịch vụ qua cácchỉ số giám sát từ đó kết nối tạo mạng lưới, thành một hệ thống dịch vụ du lịchđạt chuẩn, dựa trên việc liên kết khai thác tiềm năng, lợi thế của từng công tyđể phát triển chiến lược kinh doanh hài hòa, tránh tình trạng manh mún nhỏ lẻ,cạnh tranh và xé rào phá giá khiến giảm chất lựợng dịch vụ ảnh hưởng đến uy tínthương hiệu. Muốn làm được điều này rất cần sự tham gia của các cấp lãnh đạochính quyền thành phố.
Đến nay, Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Ủy ban Nhân dân quận 1 cùng trường Đại họckinh tế tại thành phố đã đề ra “hoạch định phát triển khu phố du lịch Phạm NgũLão từ đây đến năm 2020,” đưa ra những lộ trình tiến hành để giải quyết nhữngvấn đề trên nhằm đưa hoạt động du lịch “Tây balô” tại khu vực này thực sự khởisắc./.