Đó là thông tin được đưa ra tại hộinghị chuyên đề về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minhdo Hội đồng Tư vấn khoa học kỹ thuật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namvà Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổchức ngày 7/8.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi Cụctrưởng Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:80% lượng lương thực, thực phẩm tiêu thụ ở thành phố được nhập từ cáctỉnh trong khu vực và lân cận. Công tác đảm bảo an toàn các sản phẩmhàng hóa này hiện nay gặp rất nhiều khó khăn bởi phải qua rất nhiều khâu. Muốn như vậy chỉ có cách quản lý theo chuỗi, giámsát từ nguồn nguyên liệu nuôi trồng, nuôi trồng, sơ chế, lưu thông... chođến chế biến, bảo quản.
Khi đó, quản lý theo chuỗilà “cuộc chơi” giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp.Doanh nghiệp tham gia chuỗi sẽ bán được sản phẩm, hàng hóa với giá caovì chi phí và điều kiện sản xuất nghiêm ngặt hơn.
Cơ quan quản lý nhànước có trách nhiệm quảng bá hình ảnh sản phẩm trong chuỗi. Bên cạnh đó,doanh nghiệp trong chuỗi sẽ được sử dụng logo của chuỗi để quảng bá sảnphẩm. Việc triển khai thực thiện không chỉ một ngành, một địa phương màcó cơ chế phối hợp liên ngành giữa các sở, ban ngành. Cơ quan quản lýchuỗi không phải là cơ quan làm thay chức năng, chuyên môn cho các Sở,ban ngành mà chỉ mang tính điều hành chung.
Theo báo cáocủa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, diệntích sản xuất rau đủ điều kiện an toàn của thành phố là hơn 3.000 ha,diện tích gieo trồng khoảng 14.500 ha, với sản lượng khoảng 320 ngàntấn.
Thành phố đã có 329 tổ chức, cá nhân được chứng nhận VietGAP vớitổng diện tích 145 ha, tương đương với 650 ha diện tích gieo trồng, vớisản lượng dự kiến là trên 15.600 tấn/năm. Toàn thành phố có 56 cơ sởchăn nuôi đạt an toàn, 4 trại chăn nuôi heo, 4 trại chăn nuôi gà đạtchăn nuôi an toàn VietGAHP; hình thành 15 nhóm GAHP (thực hành chăn nuôian toàn) tại 4 xã thuộc huyện Củ Chi…Tuy nhiên, với diện tích và sốlượng nuôi trồng, chăn nuôi như trên chỉ cung cấp một phần nhỏ so vớinhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố.
Trong tháng 9, Ủy ban Nhân dân Thành phố Chí Minh sẽ ký kết hợp tác trong quản lý với các tỉnh lâncận có số lượng lớn nông sản, thực phẩm cung cấp về thành phố. Việc làmnày nhằm giúp sản phẩm nông sản cung cấp cho thành phố có địa chỉ và antoàn, đảm bảo được quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh sẽ giúp nhau kiểm tra, kiểm soát việcnuôi trồng, diễn biến của các cơ sở tham gia chuỗi đồng thời có thểhuy động sự kiểm tra của các tổ chức, tập thể và cơ quan quản lý chuỗinắm bắt được sản phẩm tham gia chuỗi ở các địa bàn không thuộc thành phốquản lý.
Hiện Ban Quản lý đề án chuỗi thực phẩm an toànđang thực hiện kế hoạc 2013. Cụ thể là xây dựng logo chuỗi sản phẩm antoàn để các doanh nghiệp sử dụng trên các bao bì và quảng bá sản phẩmtrên các phương tiện thông tin đại chúng; trong đó một số doanh nghiệp lớn cónguồn nguyên liệu được quản lý tại các tỉnh sẽ được đưa vào chuỗi.
Bêncạnh đó, Sở Công Thương đang dự thảo kế hoạch triển khai chương trình“Liên kết ngành giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam, các tỉnh thành trong và ngoài nước,” “Kết nối doanhnghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối trên địa bàn thành phố” để tìmkiếm các đơn vị, đối tác tham gia chuỗi và đưa hàng hóa thuộc chuỗi vàotrong hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố../.