Theo thống kê bước đầu, toàn huyện hiện có gần 40 hộ thả nuôi khoảng 2,5 triệucon giống trên diện tích 3,5ha bị thiệt hại. Trong đó, xã Định An có 20 hộ bịthiệt hại khoảng 1,3 triệu con giống; xã Đại An có 10 hộ bị thiệt hại khoảng 700triệu con giống.
Cá nuôi bị chết đa phần nhiễm bệnh đỏ thân, chết ở giai đoạn 30-180 ngày tuổi,gây thiệt hại cho người nuôi ước khoảng 2,5 tỷ đồng.
Nuôi cá lóc ở huyện Trà Cú chỉ mới phát triển khoảng bốn năm gần đây. Lúc đầuchỉ có vài hộ tận dụng nguồn cá tạp trong khai thác biển để nuôi, thấy đạt hiệuquả nên nhiều hộ làm theo nay đã trở thành phong trào.
Toàn huyện Trà Cú hiện có khoảng 660 hộ thả nuôi 26 triệu con giống theo hìnhthức thâm canh (công nghiệp) trên diện tích khoảng 80ha mặt nước.
Giống cá lóc đầu nhím được nhiều người chọn nuôi, đây là giống cá mới rất dễnuôi, lớn nhanh. Kể từ thả nuôi đến thu hoạch khoảng năm tháng có thể đạt trọnglượng từ 0,5 đến 1 kg/con. Mỗi năm có thể thả nuôi hai đợt, đợt 1 bắt đầu thảnuôi trong tháng Một và tháng Hai; đợt 2 thả nuôi vào tháng Tám đến thángChín.
Tuy vậy, các ngành chức năng tỉnh Trà Vinh khuyến cáo người dân không nên mởrộng diện tích nuôi cá lóc. Bởi vì, loại thủy sản này hiện chỉ tiêu thụ nội địa,nếu mở rộng diện tích ồ ạt cung sẽ vượt cầu, giá cả xuống thấp, dẫn đến thua lỗkhó tránh khỏi.
Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi ở vùng nuôi cá lóc hiện còn nhiều bất cập, môi trườngnước đang có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng, khả năng bị nhiễm bệnh là rất lớn.
Mặtkhác, con giống nhân tạo tại địa phương hiện chưa sản xuất được, người nuôi phảiđến các tỉnh khác mua con giống nên không quản lý được chất lượng. Một điểm nữa là trình độ người nuôi còn hạn chế, nuôi theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ…/.