Theo kết quả giám sát, khảo sát và thu thập ý kiến của Ủy ban được trình bàytại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Ủy ban, tổ chức trong hai ngày21-22/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề quản lý giá thuốc, biến động về giáthuốc trong nước vừa qua là có thật và do những yếu tố khách quan từ thị trường.
Tuy nhiên, giá thuốc chỉ biến động nhẹ với thuốc nội và đa số là thuốc thôngdụng, còn việc tăng giá bất hợp lý có nơi tăng từ 200-300% ở một số rất ít loạithuốc thông dụng trong số khoảng 500 loại thông dụng, chủ yếu là thuốc ngoạinhập và biệt dược.
Điều đáng chú ý, việc tăng giá thuốc phần lớn xảy ra tại các bệnh viện đãqua đấu thầu và lại là các thuốc thông dụng, được Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả,nhưng giá thuốc lại cao, thậm chí quá cao và mức giá lại khác nhau trong hệthống bệnh viện trên cả nước.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên phân tíchtheo quy định về đấu thầu thuốc hiện nay, mới chỉ có gắn trách nhiệm của ngườiquản lý việc sử dụng thuốc như bệnh viện, mà chưa có cơ chế gắn trách nhiệm củangười quản lý kinh phí chi để mua thuốc và người sử dụng thuốc như đại diện chobệnh nhân, hay cơ quan Bảo hiểm Xã hội.
Vì hiện nay khoảng hơn 60% dân số thamgia Bảo hiểm Y tế và hàng năm quỹ bảo hiểm này chi trả cho các bệnh viện khoảng5.000 tỷ đồng tiền thuốc. Vì vậy, nếu các bệnh viện tiếp tục có quyền tiêu tiền“của người khác” sẽ không có động lực để giữ ổn định giá thuốc hợp lý.
Rất nhiều ý kiến của các thành viên Ủy ban đồng tình với nhận định trên và chorằng cần tăng cường chức năng quản lý Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra giáthuốc và quá trình đấu thầu thuốc. Đồng thời, Bảo hiểm Xã hội phải tham gia quátrình đấu thầu thuốc tại các bệnh viện, bởi Bảo hiểm Xã hội chính là người trảtiền thuốc lớn nhất.
“Bảo hiểm Xã hội là người giữ tiền mua thuốc cho dân, phải tham gia quá trìnhđấu thầu thuốc, vì đó là thuốc để phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân”, Chủnhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Liên quan đến việc bình ổn giá thuốc, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Chínhphủ phải có cơ chế quản lý, kiểm soát giá đầu vào của thuốc nhập ngoại vì thuốcnày chính là mặt hàng thuốc tăng giá cao nhất và bất hợp lý nhất trong thờigian vừa qua.
Tuy nhiên, trao đổi cùng các đại biểu, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cụcquản lý Dược thuộc Bộ Y tế cho biết về cơ bản, giá thuốc vẫn phải tuân thủ theocác quy luật chung của nền kinh tế như các hàng hóa khác, việc can thiệp vào thịtrường thông qua các biện pháp hành chính chỉ là các giải pháp tạm thời, áp dụngtrong một số trường hợp nhất định và phải phù hợp với các quy định hiện hành vềquản lý giá nói chung và giá thuốc nói riêng.
Trong hai ngày làm việc, ngoài việc nghe báo cáo và thảo luận về tình hình quảnlý giá thuốc, phiên họp toàn thể của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hộicũng sẽ thảo luận, đóng góp ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về thực hiện cácmục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; về quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm Xã hội.
Đồng thời,một số vấn đề của dự thảo Luật Người khuyết tật, dự án Bộ Luật lao động (sửađổi); về chính sách giảm nghèo, chương trình xây dựng pháp luật năm 2011 và mộtsố công tác của Ủy ban cũng sẽ được bàn tại phiên họp này./.