Tranh chấp thương mại, Trung Quốc muốn thúc đẩy kinh tế với nước khác

Tranh chấp thương mại “ăn miếng trả miếng” giữa Trung Quốc và Mỹ cho thấy đây có thể là một cơ hội để Bắc Kinh thúc đẩy hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước khác.
Tranh chấp thương mại, Trung Quốc muốn thúc đẩy kinh tế với nước khác ảnh 1Cảng hàng hóa ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc ngày 30/4 vừa qua. (Ảnh: EPA-EFE/TTXVN)

Tranh chấp thương mại “ăn miếng trả miếng” giữa Trung Quốc và Mỹ cho thấy đây có thể là một cơ hội để Bắc Kinh thúc đẩy hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước khác.

Đây là nhận định của một cựu quan chức chính phủ và giới phân tích Trung Quốc.

Cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Ngụy Kiến Quốc cho rằng tranh chấp với Mỹ cho thấy Trung Quốc cần các đàm phán tự do thương mại ở cấp cao về cả lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ.

Ông nhấn mạnh Trung Quốc nên đẩy nhanh đàm phán FTA để đối phó với sức ép của Mỹ và đây cũng là thời điểm tốt để tổ chức thêm các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để củng cố ảnh hưởng của Trung Quốc trong dàn xếp thương mại đa phương.

Chung quan điểm trên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thuộc Đại học Kinh tế và Kinh doanh quốc tế ở Bắc Kinh, ông Tu Xinquan, nhận định các hiệp định đầu tư và thương mại không chỉ Trung Quốc cần mà tất cả các nước khác đều cần.

[Ông Trump đe dọa làm leo thang cuộc chiến thương mại với Trung Quốc]

Ông cho rằng Trung Quốc nên thúc đẩy các hiệp định này.

Trung Quốc đã ký 16 FTA với 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, chưa kể New Zealand - đối tác thương mại tự do phương Tây đầu tiên của nước này. Trong khi đó, Hiệp định FTA với Gruzia có hiệu lực trong năm nay là hiệp định đầu tiên của Trung Quốc với một quốc gia Âu-Á.

Hiện Trung Quốc đang đàm phán với 13 quốc gia, trong đó có Singapore, nhằm nâng cấp các hiệp định thương mại và đang nghiên cứu khả năng của 10 hiệp định khác, trong đó có Canada.

Bộ Thương mại Trung Quốc muốn hoàn tất nhiều hiệp định thương mại trong năm nay để kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa của đất nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.