Triển khai Sáng kiến chung Việt Nam–Nhật Bản giai đoạn VI

Ngày 22/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản đã tổ chức cuộc họp cấp cao Ủy ban Đánh giá và Xúc tiến Sáng kiến chung Việt Nam–Nhật Bản, khởi động cho giai đoạn VI.
Triển khai Sáng kiến chung Việt Nam–Nhật Bản giai đoạn VI ảnh 1Họp triển khai Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VI, ngày 22/8, tại Hà Nội (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 22/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản, Ủy ban Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (Keidanren) đã tổ chức cuộc họp cấp cao Ủy ban Đánh giá và Xúc tiến Sáng kiến chung Việt Nam–Nhật Bản, khởi động cho giai đoạn VI.

Sáng kiến chung Việt Nam–Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4/2003, đây là sự hợp tác đặc biệt giữa hai Chính  phủ Việt Nam và Nhật Bản. Thông qua việc thiết lập diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam.

Cụ thể, Sáng kiến chung Việt Nam–Nhật Bản góp phần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam đồng thời đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách cho các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Thời điểm hiện tại, Sáng kiến chung Việt Nam–Nhật Bản đã thực hiện được năm giai đoạn, với tổng số 441 tiểu hạn mục trong Kế hoạch hành động, trong đó có 367 tiểu hạng mục đã được triển khai đúng tiến độ, chiếm 83% tổng hạng mục cam kết.

Tại cuộc họp, Kế hoạch hành động giai đoạn VI đã được hai bên thống nhất thông qua bảy nhóm vấn đề với bảy hạng mục và 27 tiểu hạng mục (liên quan đến các lĩnh vực: lao động, tiền lương, dịch vụ vận tải, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp, ngành phân phối dược phẩm).

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Chí Dũng, các bên đã tích cực làm việc và đưa ra phương hướng triển khai cũng như Kế hoạch hành động của các nhóm vấn đề. Theo đó, hầu hết các tiểu hạng mục đã được thống nhất và sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho biết, đối với một số tiểu hạng mục còn chưa thống nhất, hai bên sẽ triển khải thảo luận và thống nhất trước ngày 31/10.

Theo đó, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản sẽ được triển khai trong 17 tháng (từ 8/2016 – 12/2017) và sẽ có một cuộc họp cấp cao để đánh giá kết quả thự hiện Sáng kiến chung giai đoạn VI vào cuối năm 2017.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp báo.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.