Trung Quốc cấm xuất khẩu nhiều hàng hóa quân sự sang Triều Tiên

Ngày 25/1, Trung Quốc đã công bố danh sách toàn diện mới về các mặt hàng bị cấm xuất khẩu sang Triều Tiên, trong đó có nhiều sản phẩm có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trung Quốc cấm xuất khẩu nhiều hàng hóa quân sự sang Triều Tiên ảnh 1Tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan được phóng từ một địa điểm bí mật ở Triều Tiên. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Ngày 25/1, Trung Quốc đã công bố danh sách toàn diện mới về các mặt hàng bị cấm xuất khẩu sang Triều Tiên, trong đó có nhiều sản phẩm có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong danh mục các mặt hàng bị cấm xuất sang Triều Tiên có các sản phẩm có thể được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, cụ thể là để phát triển các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.

Các mặt hàng này gồm các nguyên liệu hoặc thiết bị được dùng để phát triển tên lửa hạt nhân, phần mềm liên quan tới tên lửa hoặc máy bay không người lái, máy quay video tốc độ cao, tàu ngầm, các thiết bị cảm biến và laser.

Danh mục này được đưa ra theo những yêu cầu trong loạt biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc, được áp đặt hồi tháng 11/2016 đáp lại việc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5.

Danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu sang Triều Tiên do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Cục Khoa học công nghệ và công nghiệp quốc phòng, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Trung Quốc và Cục Hải quan phối hợp đưa ra.

Danh mục trên được công bố trong bối cảnh quốc tế ngày càng quan ngại về chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa của Triều Tiên và vài tuần sau khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Trung Quốc "sẽ không giúp" kiềm chế Triều Tiên.

Trước đó, vào năm ngoái và năm 2013, Trung Quốc cũng đã công bố danh mục các mặt hàng bị cấm xuất sang Triều Tiên, song không chi tiết như danh mục mới nói trên./. 

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.