Trung Quốc có thể vẫn nhập nhiều dầu thô để bổ sung vào dự trữ

Trung Quốc có thể vẫn tiếp tục mua dầu thô với lượng lớn trong quý 1/2019 để làm đầy các cơ sở dự trữ chiến lược và thương mại, ngay cả khi giá dầu tăng lên.
Trung Quốc có thể vẫn nhập nhiều dầu thô để bổ sung vào dự trữ ảnh 1(Nguồn: marasinews.com)

Trung Quốc có thể vẫn tiếp tục mua dầu thô với lượng lớn trong quý 1/2019 để làm đầy các cơ sở dự trữ chiến lược và thương mại, ngay cả khi giá dầu tăng lên.

Dù Trung Quốc không công bố con số thống kê cụ thể về dự trữ xăng dầu chiến lược và thương mại, có thể ước tính thông qua mức dầu thô chuyển tới cho các nhà máy lọc dầu và khối lượng dầu thô trong nước cũng như nhập khẩu.

Theo số liệu chính thức được công bố ngày 17/4, các nhà máy lọc dầu đã tinh chế 12,6 triệu thùng dầu thô/ngày trong quý 1/2019, tăng 4,4% so với quý 4/2018 và cũng tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

[Triển vọng nguồn cung thu hẹp tiếp tục hỗ trợ giá dầu thô thế giới]

Trong khi đó, lượng dầu thô nhập khẩu trong quý 1 là 9,83 triệu thùng/ngày, còn sản lượng trong nước đạt 3,84 triệu thùng/ngày, có nghĩa tổng cộng lượng dầu thô ước vào khoảng 13,67 triệu thùng/ngày. Lấy tổng lượng dầu thô sản xuất trong nước và nhập khẩu trừ đi mức dầu thô chuyển cho các nhà máy lọc dầu, con số còn lại là 1,07 triệu thùng/ngày có thể được đưa vào kho dự trữ chiến lược hoặc thương mại.

Với cách tính toán như vây, lượng dầu có thể được dùng cho dự trữ trong quý IV/2018 là 950.000 thùng/ngày, có nghĩa Trung Quốc đã tăng lượng dầu thô dự trữ thêm 57.000 thùng/ngày trong quý 1/2019.

Việc tăng dự trữ diễn ra khi giá dầu bắt đầu tăng, với giá dầu Brent chuẩn tăng 33% từ cuối năm ngoái lên chốt phiên 17/4 ở mức 71,62 USD/thùng. Vấn đề đặt ra là có thể các lô dầu được nhập vào Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 năm nay có thể đã được ấn định giá vào thời điểm giá dầu vẫn đang giảm.

Điều vẫn cần được xem xét là liệu giá dầu tăng gần đây có khiến lượng dầu dự trữ của Trung Quốc tăng chậm hơn không, mặc dù chênh lệch giữa lượng dùng để lọc dầu và tổng lượng dầu thô có sẵn trong tháng 3 vừa qua giảm xuống còn khoảng 690.000 thùng/ngày./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.