Trung Quốc "đổ tiền" nhằm thâu tóm nhiều công ty của Italy

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đầu tư gần 1 tỷ euro để mua cổ phần của 2 trong số những ngân hàng lớn nhất Italy là Unicredit và Monte dei Paschi di Siena (MPS).
Trung Quốc "đổ tiền" nhằm thâu tóm nhiều công ty của Italy ảnh 1Ngân hàng trung ương Trung Quốc đầu tư 750 triệu euro vào ngân hàng Italy Unicredit. (Nguồn: relinvestmentsgroup.com)

Theo nhật báo kinh tế tài chính hàng đầu Italy, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đầu tư gần 1 tỷ euro để mua cổ phần của 2 trong số những ngân hàng lớn nhất Italy là Unicredit và Monte dei Paschi di Siena (MPS).

Số tiền trên bao gồm 750 triệu euro đầu tư vào Unicredit và 100 triệu euro vào MPS để mua 2% cổ phần của các ngân hàng này.

Unicredit và MPS trở thành ngân hàng lớn thứ 3 và thứ 4 sau Banca Intesa và Mediobanca bán cổ phần cho Trung Quốc, phản ánh một xu hướng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ: Các nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền vào các ngân hàng, quỹ tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tập đoàn công nghiệp và năng lượng lớn của Italy.

Kể từ năm 2012 cho đến nay, Trung Quốc đã đầu tư 10 tỷ euro vào Italy thông qua các chiến dịch thâu tóm cổ phần ở nhiều công ty. Hiện Italy là nước được Trung Quốc đầu tư nhiều thứ 3 ở châu Âu, sau Anh và Pháp.

Khu vực mà Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất là năng lượng và cơ sở hạ tầng, với việc mua 2% cổ phần của ENEL và ENI, hai tập đoàn năng lượng lớn nhất Italy và nằm trong số những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này ở Châu Âu.

Trung Quốc cũng đầu tư vào CDP Rieti, tập đoàn nắm giữ hai công ty điện lực lớn là SNAM và Terna. Các nhà đầu tư Trung Quốc của Shanghai Electric đã chi 400 triệu euro để nắm 40% cổ phần của Ansaldo Energia.

Chem China, tập đoàn hóa chất hàng đầu Trung Quốc, cũng đang hoàn tất các thủ tục để mua tập đoàn Pirelli của Italy với giá 7 tỷ euro./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.