Trung Quốc đối mặt với nhiều cuộc điều tra thương mại trong năm 2018

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong từ tháng 1-11/2018, 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiến hành 101 cuộc điều tra liên quan đến tranh chấp thương mại nhằm vào các sản phẩm của quốc gia này.
Trung Quốc đối mặt với nhiều cuộc điều tra thương mại trong năm 2018 ảnh 1Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng ngày 13/12 cho biết trong các tháng 1-11/2018, 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tiến hành 101 cuộc điều tra liên quan đến tranh chấp thương mại nhằm vào các sản phẩm của quốc gia này, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các cuộc điều tra trên chủ yếu do các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Canada và Australia khởi động, liên quan tới khối lượng hàng hóa trị giá 32,4 tỷ USD, tăng 108% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có 57 cuộc điều tra về chống bán phá giá, 29 vụ về chống trợ cấp và 15 vụ liên quan đến các biện pháp bảo hộ. Các vụ điều tra này chủ yếu nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu như sắt thép, hóa chất và vật liệu xây dựng.

[Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn trong đàm phán với Trung Quốc]

Ông Gao cho biết Trung Quốc luôn cho rằng các biện pháp phòng vệ thương mại nên được sử dụng một cách tiết chế và tuân thủ các luật lệ quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm duy trì hoạt động thương mại ổn định và sự cạnh tranh công bằng. Ông khẳng định Trung Quốc sẽ quyết bảo vệ các quyền hợp pháp và lợi ích của các ngành trong nước theo quy định của WTO cũng như phù hợp với pháp luật Trung Quốc.

Đồng thời, quan chức này cũng cho biết Trung Quốc hy vọng sẽ tăng cường đối thoại và phối hợp với các thành viên khác của WTO để thúc đẩy hợp tác trong công nghiệp, giải quyết các mâu thuẫn và khác biệt thông qua đối thoại và tham vấn, cùng nhau duy trì trật tự thương mại tự do và hệ thống thương mại đa phương, cũng như thúc đẩy đà tăng trưởng bền vững của thương mại và kinh tế toàn cầu.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.