Trung Quốc đồng ý nối lại hoạt động nhập khẩu thịt bò Brazil

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê chuẩn việc nối lại nhập khẩu thịt bò Brazil và cấp phép cho các nhà máy mới một ngày sau khi Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Carlos Favaro đến Bắc Kinh.
Trung Quốc đồng ý nối lại hoạt động nhập khẩu thịt bò Brazil ảnh 1Thịt bò Brazil. (Nguồn: iStock/Getty Images)

Những nỗ lực của Chính phủ Brazil nhằm dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thịt bò kéo dài một tháng sang Trung Quốc đã được đền đáp ngày 23/3, khi quốc gia châu Á này đồng ý nối lại hoạt động nhập khẩu đồng thời cấp phép cho bốn đơn vị đóng gói thịt bò mới có trụ sở tại Brazil.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê chuẩn việc nối lại nhập khẩu thịt bò Brazil và cấp phép cho các nhà máy mới một ngày sau khi Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Carlos Favaro đến Bắc Kinh trước chuyến thăm của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva vào tuần tới.

[Brazil tạm dừng xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc]

Công ty tư vấn Datagro Pecuaria cho biết đây là lần đầu tiên kể từ năm 2019, Trung Quốc cấp giấy phép xuất khẩu mới cho các nhà đóng gói thịt bò Brazil, khi đề cập đến bốn giấy phép mới được cấp cho JBS SA và ba công ty tư nhân khác.

Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Favaro đã hoan nghênh việc dỡ bỏ lệnh cấm kéo dài một tháng và cho biết đây là dấu hiệu có thể dẫn đến các giấy phép xuất khẩu mới. Hiện có tổng cộng 41 nhà máy thịt bò Brazil được phép bán sang Trung Quốc.

Hoạt động xuất khẩu thịt bò từ Brazil sang Trung Quốc đã tạm ngừng hôm 23/2, sau khi phát hiện một trường hợp mắc bệnh bò điên.

Các nhà sản xuất thịt bò ở Brazil đã thiệt hại tới 25 triệu USD/ngày khi lệnh cấm được áp dụng. Năm ngoái, Trung Quốc chiếm 62% thịt bò xuất khẩu của Brazil.

Tổng thống Lula sẽ thăm Trung Quốc cùng với một phái đoàn gồm 240 đại diện doanh nghiệp, trong đó có 90 người từ lĩnh vực nông nghiệp.

Brazil đang đặt mục tiêu đàm phán lại một văn bản song phương, văn bản đã khiến một trường hợp bò điên dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu đối với cả nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.