Trung Quốc: Lợi nhuận của các công ty công nghiệp liên tục giảm

Việc lợi nhuận giảm gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách nước này trong việc hỗ trợ các ngành nghề bị tổn thương bởi giá giảm và hoạt động sa sút tại các nhà máy.
Trung Quốc: Lợi nhuận của các công ty công nghiệp liên tục giảm ảnh 1Sản xuất thép cuộn tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Lợi nhuận trong tháng 12/2018 của các công ty trong ngành công nghiệp của Trung Quốc đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách nước này trong việc hỗ trợ các ngành nghề bị tổn thương bởi giá giảm và hoạt động sa sút tại các nhà máy trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài.

Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết lợi nhuận công nghiệp trong tháng 12 đã giảm 1,9% so với một năm trước đó do giá bán tại cổng nhà máy giảm và nhu cầu suy yếu.

Con số này nhiều hơn đôi chút so với mức giảm 1,8% của tháng 11, lần sụt giảm đầu tiên trong gần ba năm.

Lợi nhuận trong các lĩnh vực hóa học, khai thác than và kim loại màu đều chững lại đáng kể trong tháng 12 vừa qua.

Trong cả năm 2018, lợi nhuận này đã tăng 10,3% nhưng thấp hơn so với mức tăng mạnh 21% trong năm 2017.

Các ngành như khai thác dầu mỏ, khai thác than và kim loại vẫn duy trì lợi nhuận trong năm 2018, song các nhà phân tích cho hay do giá tiếp tục giảm, lợi nhuận sẽ chịu áp lực rất lớn.

Dữ liệu yếu kém này cho thấy sẽ có nhiều vấn đề trong tương lai đối với lĩnh vực sản xuất rộng lớn của đấy nước, hiện đang phải vật lộn với tình trạng số đơn đặt hàng sụt giảm, công nhân bị sa thải và các nhà máy đóng cửa khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại trong gần ba thập niên qua.

Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 6,6% trong năm 2018 và mức tăng trưởng này dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại trong năm nay, khi Bắc Kinh nỗ lực giảm rủi ro nợ lên thị trường bất động sản và hạn chế dòng tín dụng vào khu vực tư nhân, trong lúc việc giải quyết “triệt để” tình trạng ô nhiễm môi trường đang phủ mây đen lên hoạt động công nghiệp./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.